Nguyễn Ngọc Quang – thoát hiểm ở Đồng Nai.

DCVOnline - phỏng vấn


DCVOnline: Anh Nguyễn Ngọc Quang từ sau khi mãn hạn tù ngày 03/09/2009 về tội trạng “tuyên truyền, chống phá nhà nước” theo điều 88 bộ Luật Hình sự Cộng hòa XNCN Việt Nam đến nay vẫn luôn bền bỉ đi tiếp con đường đấu tranh với chế độ độc tài, phi nhân mà anh đã chọn lựa.

Anh đã là khách mời phỏng vấn của DCVOnline khi vừa mới ra tù.

Hôm thứ bảy vừa rồi, 18/09/2010, Nguyễn Ngọc Quang vừa thoát khỏi một vụ tai nạn giao thông “khó hiểu” xảy ra ngay cầu Suối Vắt xã Ngọc Định, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Hiện anh bị chấn thương khá nặng nề. Ngay sau tai nạn, DCVOnline đã có cuộc tiếp xúc và trò chuyện với anh.

Read More

Tô Hải: GÓP Ý KIỂU NÀO RỒI CŨNG .... CHẾT!

      Để kết thúc, tớ xin đề nghị mọi người, dù là trí thức hay mới chỉ i tờ, hãy đọc và nhớ kĩ cái bản hướng dẫn về việc góp ý cho Đại Hội Đảng sặc mùi Gestapo mang số 112HD này: KHÔNG ĐĂNG VÀ PHÁT TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG, NHỮNG Ý KIẾN PHẢN BÁC, CHỦ TRƯỜNG ĐƯỜNG LỐI, QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ CON ĐƯỜNG TIẾN LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, VỀ HỌC THUYẾT MÁC LÊ NIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH, VỀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIỮ BÍ MẬT QUỐC PHÒNG, AN NINH, ĐỐI NGOẠI, NHỮNG Ý KIẾN ĐẢ KÍCH CÁ NHÂN HOẶC CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐẢNG NHÀ NƯỚC. Chỉ với một chỉ thị dài dòng không chấm không phết, sặc mùi độc tài, toàn trị, Phát Xít hoá như thế này có thể tóm tắt được toàn bộ sự phản dân chủ, phản nhân quyền Đến cùng cực của ít nhất là những kẻ thảo ra nó và kí tên dưới nó.

Tô Hải

Read More

Một chế độ “sợ” phản biện

(Xuồng Tam Bản’s blog) Một chữ “cấm” to tướng như biết bao chữ “cấm” vô lý khác đã tự nhiên trở thành có lý bởi một luật bất thành văn mà ai cũng có thể hiểu được ở VN, không quản lý được thì “cấm”. Tuy nhiên, chữ “cấm” chỉ ngày càng làm cho làn sóng chống đối ngày càng lớn hơn chứ không thể dập tắt được.

Read More

Kami: Góp ý Dự thảo Cương lĩnh: Mù nhưng hay thích “dòm” xa

Kami – Mấy hôm trước tôi đọc bài “Mù văn Hóa” của nhà văn Nguyễn Quang Lập, bài viết nói về trình độ của các quan lãnh đạo cấp Sở ở các tỉnh ở Việt nam, đọc xong tôi có cảm giác rằng nhà văn Nguyễn Quang Lập chắc là bức xúc lắm, muốn chửi các quan ở cấp cao hơn nhưng có lẽ vì sợ (!?), nên chỉ dám chơi cái lũ quan tầm thâm thấp cỡ tỉnh, hơn nữa chỉ dám chê lũ chúng nó mù văn hóa mà Bọ Lập quên không chửi những thứ khác mà họ còn mù nặng hơn.

Read More

Giúp Đỡ Dân Oan: Công hay Tội?

Cho đến hôm nay đã hơn 7 tháng qua mà họ vẫn chưa được đem ra xét xử xem họ bị bắt vì tội gì.

Read More

Liêu Thái: Những cụm từ lặp lại thành quen

Liêu Thái

Những em bé múa lân

Gần đây hay nghe những câu [và những câu này tùy vào nội dung mà dán thêm đuôi]: Nhân dịp Quốc khánh 2 tháng 9…; Nhân dịp Tết nguyên đán; Nhân ngày thương Binh liệt sĩ 27 tháng 7; Nhân ngày sinh nhật Bac Hồ…; Nhân dịp kỉ niệm 35 năm.

Và bây giờ là nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội!

Read More

Khiếu nại: Bộ tư pháp "giam" chứng chỉ hành nghề LS vì "đạo đức xấu"

Tôi bắt đầu tập sự Luật sư từ 05/2006 và hoàn tất mọi điều kiện về quy trình thủ tục để trở thành Luật sư chính thức, lẽ ra là từ tháng 10/2008. Bộ tư pháp quy rằng tôi có đạo đức xấu nhưng không đưa ra bằng chứng nào cụ thể hơn chuyện tôi bị phạt vì biểu tình chống Trung quốc vào ngày 19/01/2008 trước nhà hát Tp.HCM. Đoàn LS Tp.HCM thì không nói có cũng chẳng nói không.

Tôi đã chờ gấp 3 lần một Luật sư tập sự bình thường để có quyền hành nghề Luật sư, nhưng mọi việc vẫn đang trong tình trạng im lặng, không có một biên bản kỷ luật của đoàn Luật sư Tp.HCM, không có một quyết định chính thức của BTP mà chỉ có những hành động có tính cù nhầy cù cưa, đá qua đá lại quả bóng trách nhiệm giữa BTP và đoàn LS.

Tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng 2 năm trì hoãn không giải quyết khiếu nại chính là một vấn đề đạo đức đối với một cơ quan mang tên là Tư pháp.


Anhbasg

*************

Read More

Bản kiến nghị phê phán Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Mặc Lâm, phóng viên RFA

clip_image002  

Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi (phải) và Phó Thủ tướng VN Nguyễn Sinh Hùng (trái) tại Rome hôm 14 tháng 7 năm 2010. AFP PHOTO / Tiziana Fabi

 

Mới đây, một bản kiến nghị của 31 người đồng ký tên gửi cho Bộ Chính trị và các Ủy viên Trung ương đảng phê phán việc làm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng.

Cùng ký tên trong bản kiến nghị với những lời lẽ hết sức gay gắt gồm có 1 Thượng tướng, 3 Trung tướng, 7 Thiếu tướng, 11 Đại tá và 9 cán bộ cao cấp lão thành cách mạng trong đó có một nguyên Thứ trưởng.

Read More

Mẹ Nấm: AI - ĐẢNG NÀO?

 

Mẹ Nấm

 

Dạo một lượt các diễn đàn và blog, thấy mọi người xôn xao, bàn tán, và ném đá nhau chí chóe vụ Đảng Việt Tân công khai danh tính bốn đảng viên đang bị bắt.

 

- Người thông cảm, đồng cảm và chấp nhận : có.

- Kẻ dè bĩu, nghi ngờ và ném đá : không phải là ít.

Read More

HRW - Việt Nam: Tình trạng công an bạo hành, nạn nhân chết trong khi bị tạm giam lan rộng

Công an đánh chết người dẫn đến biểu tình
SEPTEMBER 22, 2010

Tình trạng công an bạo hành tại mọi miền ở Việt Nam được ghi nhận ở mức độ đáng báo động, làm gia tăng mối quan ngại sâu sắc rằng những vụ việc bạo hành lạm quyền lan rộng và có tính hệ thống.

Ông Robertson, phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu
Read More

Đỗ Nam Hải giới thiệu về tường trình của Nguyễn Ngọc Quang

Posted on  by danlambaoblog

Kính gửi Quý vị và các bạn,

Tôi mới nhận được bản tự tường trình dưới đây của anh Nguyễn Ngọc Quang – Thành viên Khối dân chủ 8406. Nội dung viết về những tai nạn xảy ra liên tục đối với anh, kể từ năm 1995 đến nay. Gần đây nhất là tai nạn diễn ra vào khoảng 19 giờ ngày 18/9/2010, có kèm hình ảnh.

Ngay sau khi biết tin, tôi đã liên lạc qua điện thoại với Quang và động viên Quang nên viết lại những sự việc này một cách đầy đủ, chính xác. Quang nói với tôi là: “Em rất ngại, vì sợ có người sẽ hiểu lầm mình là đầu cơ hoàn cảnh.”.

Tôi nói: “Em là ai thì anh biết, mọi người đều biết. Chúng ta chỉ sợ nói sai sự thật mà thôi, còn sự việc có sao mình nói vậy thì Quang không nên ngại gì hết.”

Và bản tường trình dưới đây đã ra đời, 3 ngày sau khi tai nạn mới nhất xảy ra đối với Quang. Quang viết trong tình trạng cơ thể vẫn còn đầy thương tích đau đớn.

Xin trân trọng giới thiệu cùng Quý vị và các bạn.

Kính thư.

Đỗ Nam Hải – Thành viên Khối 8406.

Sài Gòn, ngày 23/9/2010.

*

TƯỜNG TRÌNH VỀ NHỮNG TAI NẠN LIÊN TỤC XẢY RA ĐỐI VỚI TÔI.

Nguyễn Ngọc Quang – Thành viên Khối 8406.

Để xác định đúng được nguyên nhân, tôi xin được bắt đầu từ những sự việc xảy ra từ năm 1995 đến nay:

Ngày 30/04/1995, khi cuộc biểu tình chống cưỡng bách hồi hương của 1400 thuyền nhân Việt Nam xảy ra tại khu A biệt giam, trại tị nạn Sikiew Thailand. Lúc ấy, Quang nhận trách nhiệm Trưởng Ban Đại Diện Thuyền Nhân do tất cả mọi người trong khu A biệt giam tín nhiệm bầu. Lúc đó Quang cũng đủ lớn (35 tuổi) để nhận biết hậu quả của việc làm, nếu cuộc biểu tình thất bại và bị cưỡng bách hồi hương về Việt Nam. Để thực hiện Chương Trình Hành Động Toàn Diện CPA ( Comprehensive Plan of Action) của UN, thì Hiệp Ước Tam Phương ra đời (UN, Thailand and Vietnam) cho chương trình cưỡng bách hồi hương.

Ngày 12/09/1996 Quang bị cưỡng bách về Việt Nam trong tình trạng tự mổ bụng phản đối và bị đưa lên máy bay bằng băng ca. Khi về trại tiếp nhận Thủ Đức, Quang đã bị nhân viên An Ninh thẩm vấn và bị đá vào vết mổ bụng. Sau 3 ngày, Quang được đưa về Định Quán, Đồng Nai và phải ngày nào cũng phải lên CA huyện trình diện đúng 8 giờ sáng, tuần nào cũng phải lên CA tỉnh trình diện đúng 8 giờ sáng, ngày thứ Ba hàng tuần.

Sau một tháng, Quang không đi trình diện nữa thì CA huyện xuống bắt Quang lên và Quang
trả lời thẳng là Quang không trình diện ở bất cứ nơi đâu nữa, vì trong Hiệp Ước Tam Phương không có điều kiện bắt buộc này. Thời gian này, đại diện của UNHCR còn đóng văn phòng tại đường Hoàng Văn Thụ – Sài Gòn, cho nên công an Việt Nam đã lơ đi để tránh tiếng. Sau khi văn phòng UNHCR tại Sài Gòn rút (Quang không nhớ rõ ngày nào), và từ đó Quang bị mời liên tục lên phòng PA 36, Công an thành phố Hồ Chí Minh. Từ tháng 2/1998 đến khoảng tháng 3/2006, Quang giữ được hơn 150 bản photocopy Giấy mời, Giấy triệu tập của công an và bị tịch thu sạch vào đêm 03/09/2006, khi công an lục soát nhà Quang (lúc đó Q đã bị bắt tại Huế). Trong thời gian này Quang đã kết hôn với Trang và về thuê nhà tại 2273A/30, Phạm Thế Hiển, phường 6, quận 8, Sài Gòn vào khoảng tháng 2/1998.

Dù nhiều lần công an mời lên hăm dọa có, thuyết phục có, dụ dỗ có,… nhưng vẫn không lay chuyển được Quang. Lần đầu tiên Quang bị tông xe vào ngày 23/03/1999 – sau khi bé Thảo ra đời 7 ngày, tại vòng xoay Hàng Xanh, trên đường đi làm về. Ngay thời điểm cao điểm đông người, tất cả mọi phương tiện đều di chuyển không quá 5 km/h, thì không lý gì công an giao thong đứng đầy ra đó mà không bắt được kẻ gây tai nạn! Vụ tai nạn ấy rất nghiêm trọng: Quang bị gãy chân trái, xương chày gãy chỗ gần đầu gối; xương mác gãy chỗ gần mắt cá. Tay trái và đùi phải bị thương nặng, đồng thời ngực bị chấn thương thổ huyết nhiều lần.

Quang phải nằm viện 3 tháng. 8 tháng sau mới lên Trung Tâm Chấn Thương Chỉnh Hình cắt bột. Khi cắt bột xong thì Quang  bị đi khập khiễng (hai chân lệch nhau 27 mm). Do đó, theo lời khuyên của một số bạn bè, Quang chấp nhận vào viện lại một lần nữa và phải chịu đập sống (không thuốc mê, thuốc tê) cho gãy chân lại để kéo cho hoàn chỉnh. Tổng cộng là phải mất 14 tháng Quang mới có thể tập đi. Trong thời gian này, hai vợ chồng và bé Thảo sống chủ yếu nhờ vào sự đùm bọc của anh em thân hữu hồi hương ở Sài Gòn.

Khoảng sau Tết âm lịch, tháng 2/2003, tại cầu Chà Và bên đầu quận 8, Quang bị một người tông xe cho văng vào gầm xe tải, đoạn gần vòng xoay trước chợ Xóm Củi. May sao Quang bị văng vào thành xe tải và bật trở lại taluy đường. May mắn sao, Quang chỉ bị gãy 1/3 chiếc răng cửa và chảy một tí máu miệng sơ sơ. Đặc biệt, người đụng Quang bị lạc tay lái va vào ngay bờ bùng binh chợ Xóm Củi và bật ra, bị chính chiếc xe tải đó cán chết. Sau khi dân chúng ra lục lọi giấy tờ để báo cảnh sát và thân nhân thì mới biết nghề nghiệp của người tử nạn là công an nhân dân. Quang lẳng lặng bỏ đi theo lời khuyên một số bà con, vì sợ dính vào phiền phức. Cứ để cho tài xế xe tải và bà con ở đó liệu (lúc đó, Quang nghĩ là tai nạn không phải do cài đặt sẵn, vì không thấy đồng đội của người công an bị nạn. Nhưng sau này, gặp gỡ một số bạn bè thì họ cho là có sắp xếp và người đồng đội đi kèm có thể đã không dám lộ diện.

Sau khi Phạm Bá Hải về Việt Nam đợt đầu (tháng 02/2006), một nhóm anh em gặp nhau nhiều lần và Bạch Đằng Giang Foundation ra đời. Lúc ấy đã làm xong website www.bachdanggiang.org. Hơn tuần sau, Phạm Bá Hải qua trở lại Ấn Độ thì ở Việt Nam Quang lại gặp nạn: ngày 26/05/2006, tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A. Lúc ấy đang thi công ở độ cao khoảng 30m tại nhà máy sản xuất kiếng (Quang quên tên rồi, vì tên Nhật khó nhớ, chỉ còn nhớ nơi nhà máy tọa lạc, do sau này có trở lại đôi lần).

Ngay lúc Quang ngồi xuống cởi dây an toàn ra và hút thuốc, Quang bị xô rớt xuống. Lúc ấy, Q túm áo thằng xô lôi nó theo. Kết quả: Quang bị vướng vào 4 thanh sắt Ф 20 nên bị treo lại ở độ cao khoảng hơn 10 mét, hoàn toàn không bị chấn thương. Người xô bị chấn thương nặng vì do khi bị vướng bộ áo quần bảo hộ, Quang bị tréo tay nên giữ anh ta không được, do vậy anh ta bị rớt xuống, tuy nhiên cũng đã giảm được vận tốc nên không nguy hại đến tính mạng.

Sau đó, giám đốc bộ phận thi công của tổng công ty xây dựng COTECO Trần Quốc Tuấn mời Quang vào và hỏi là Quang có biết Khối 8406 không? (lúc đó Khối 8406 đã ra đời). Quang nói là có biết thì ông Tuấn nói: “Thôi, anh thu xếp về đi, sau này anh sẽ rõ, vì người xô anh không phải là công nhân ở đây”. Sau đó, nghe lời khuyên của ông Tuấn nên Quang khăn gói quả mướp về Sài Gòn. Sau khoảng 3-4 ngày gì đó, Quang đến văn phòng công ty COTECO phía Nam ở đường Đặng Văn Ngữ gặp ông Tuấn để nhận số tiền lương còn lại.

Quang ra tù sau 3 năm bị giam giữ (9/2006 – 9/2009), công an Việt Nam biết rằng không thể quản chế nổi Quang tại Sài Gòn, nên đã dùng thủ đoạn hèn hạ là không cho con Quang học và áp lực với chủ nhà đuổi Quang. Ngày 13/11/2009, cách nhà Quang khoảng 500m, tại Định Quán – Đồng Nai, họ tông xe cảnh cáo. Quang biết là chúng chỉ cảnh cáo thôi, vì đụng nhẹ và xe bị xô nghiêng vào cột điện. Sau đó trừng mắt nhìn nhau rồi bỏ đi, hai bên không ai việc gì. Sau đó gần tết, Quang còn bị cảnh cáo thêm một lần bằng cách ủi vào xe Quang. Vì Quang bỏ qua nên không nhớ ngày.

Ngày 05 Tết, Quang lên Dalat thăm bên vợ. Ngày 06 Tết Canh Dần  (nhằm ngày 19/02/2010), sau khi trở lại Đơn Dương (nhà ông bà ngoại của hai cháu) thì khoảng gần 5 giờ chiều, khi mặt trời còn, Quang bị chúng tông thẳng từ sau tới rất mạnh bằng chiếc xe Bonus, không biển số. Địa điểm gây tai nạn là lúc xuống đèo Pren qua khỏi thác Alanta có một cái vực rất sâu phía phải. Kết quả: Quang bị hất rớt xuống vực. Nhưng thật may mắn, ngay lúc đó thì Trời đưa tay ra cứu. Cách cứu của Trời: Ông đã trồng sẵn một rừng dây leo dày đặc ở chỗ đó để hứng, nên Quang bị treo tòng teng trên đám dây leo đó. Ngay lập tức, những người đi chơi Tết Dalat bu thật đông vào và tìm dây thừng cho thanh niên đu xuống kéo Quang lên. Kết quả: toàn thân bầm tím, hai chân và tay phải đen như mực tàu và sưng vù lên, ngón giữa bàn tay trái bị rách toạc nhưng chỉ toàn bị thương phần mềm, không hề hấn gì xương và sọ. Đúng là phép lạ.

Khoảng 19 giờ ngày 18/09/2010. Quang dời nhà đi được khoảng 1,5 km bằng một chiếc xe máy 50 phân khối (vì chiếc xe Wave α của Quang đã bị công an cướp hôm 14/03/2010 rồi). Quang có chở theo con trai là Nguyễn Quang Tuấn (sinh ngày 22/08/2003). Quang bị hai xe máy gây tai nạn. Xe đi ngang với, ép Quang về bên phải đường, Quang thắng lại và lách về bên trái rồi thắng gần đứng lại thì bị đạp mạnh té xuống lề trái của đường. Chiếc xe sau tăng tốc cán ngang qua đầu Quang, nhưng do nón bảo hiểm quá tốt (chiếc nón do em Nam ở Phạm Thế Hiển tặng làm kỷ niệm, khi Quang bị công an cưỡng bách về Đồng Nai). Xe của chúng leo qua chiếc nón và lần lược đập hai bánh xe vào bên phải mặt Quang.

Thằng ép Quang té, nó quay xe lại húc vào sườn phải của Quang. Lại một phép lạ nữa được ơn trên thị hiện ở đây là không hiểu sao mà cháu Quang Tuấn nhảy thoát khỏi xe và không hề trầy xước. Cháu đã cực kỳ bình tĩnh: cháu chạy tránh xa khoảng 10m và la rất to cầu cứu những gia đình gần đó. Nhờ vậy, được họ trợ giúp kịp thời nên chúng bỏ chạy. Khi sự việc xảy ra vào khoảng gần 8 giờ tối. Vì Quang bị luôn cả hai mắt nên không thấy được mấy người và biển số xe cố ý gây tai nạn. Hỏi Quang Tuấn thì cháu nói chỉ thấy hai xe chứ không biết bao nhiêu người. Ngay tức thì, cháu Tuấn đọc số điện thoại của mẹ cho mọi người để mọi người thông báo giúp. Sau khi xử lý xong các việc, cháu mới đến ôm Quang khóc và hoảng sợ thật sự.

Quang không hiểu nổi vì sao một thằng bé mới có 7 tuổi đầu mà sao lại bình tĩnh đến thế trước một sự việc quá lớn so với cháu. Khoảng 10 phút sau, vợ Quang và thêm hai người bạn cùng xóm đến hiện trường. Và công an cũng kéo đến rất đông. Vợ Quang nói: “ không giải quyết gì nữa hêt, người gây tai nạn thì đã cao chạy xa bay rồi, không cần tường trình gì cả, cháu thì nhỏ mà ảnh thì bị mù cả hai mắt không thấy gì thì tường trình cái gì?”. Công an đề nghị đưa lên bệnh viện, nhưng vợ Quang nói biết cách cứu chữa và chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thế là công an đành phải ra đi, vì dân chúng lúc đó rất đông. Sau đó hai người bạn chở Quang đến chụp X quang tại một phòng khám tư quen biết ngay xã Phú Lợi – cây số 115, cách nhà Quang 8 Km.

Quang không dám vào bệnh viện, vì đã từng biết Đức Ông Đào Đức Điềm bị giết ở khách sạn
tại Huế như thế nào. Mộ ngài hiện chôn ở Giáo Xứ Lạc Lâm – Đơn Dương – Lâm Đồng. Kết quả: phần đầu hoàn toàn không bị gì cả; xương sườn không bị gãy cái nào.

Hơn hai ngày nay nhờ Trang sắc lá tre cho uống thêm với thuốc tây nên máu bầm ở trong ngực có lẽ cũng đã hết vì đã ói ra máu được 8 lần trong hơn hai ngày.

Định Quán – Đồng Nai, ngày 21/09/2010

Người viết tường trình:

Nguyễn Ngọc Quang.


Nguồn: danlambao.com

Read More

Blogger có thể làm được cái gì ?

Thông tin khiến người ta vui mừng hay đau khổ, nó đánh vào nhận thức của con người, vào xã hội ... thậm chí nó có thể làm sập 1 chế độ…
___________________________

Read More

“Phần hồn” của pháp luật

Bởi được gán cho các đặc tính thượng tôn và cao quý nên hồn pháp luật rất nhạy cảm với sự vấy bẩn, chê bai, phỉ báng và nhất là khi nó bị một thứ quyền lực khác đè lên trên đầu. Các xác kềnh càng của pháp luật với đủ thứ trang bị vũ lực, phạt vạ, nhà tù càng trở nên nguy hiểm khi phần hồn của nó bị ma quỷ nhập vào.

- Hệ thống tư pháp bị phát hiện là thiếu tính độc lập, bị quyền lực chỉ đạo trước khi điều tra, xét xử… khiến cho hồn pháp luật hoảng sợ phải đi trú ẩn.

- Pháp luật bị quan chức lạm dụng thành đại lượng đổi chác và tham nhũng. Súng ống để phụng sự cho pháp luật lại trở thành công cụ dọa nạt và đem bắn vào dân chúng chưa rõ tội tình gì. Mới đây ở Hà Nội chỉ trong một tuần mà có đến hai cái chết ở trong đồn công an đều do bị đánh. Tìm kiếm trên Google cụm từ “công an đánh dân” sẽ ra hàng trăm ngàn kết quả với những tin tức, hình ảnh ghê hồn. 

Sự lạm quyền khiến cho hồn pháp luật bị tha hóa.

 ___________________________

Read More

Nông Duy Trường: Con Người Dân Chủ & Xã Hội Dân Sự

Con Người Dân Chủ & Xã Hội Dân Sự

 

 

Làn sóng dân chủ đang dâng lên trên toàn thế giới. Từ năm 1972 đến nay, khi Freedom House bắt đầu theo dõi tiến trình dân chủ hóa trên toàn thế giới, các nước trên thế giới đã tiến một bước dài về dân chủ. Năm 1972 cả thế giới có 150 nước, trong tổng số này chỉ có 43 nước có tự do, 38 nước có một phần tự do, và còn lại 69 nước hoàn toàn không có tự do. Đến năm 2002, tổng số nước trên thế giới lên đến 192 nước, và được xếp hạng như sau: 89 nước có tự do, 56 nước có một phần tự do, và chỉ còn 47 nước không có tự do, trong đó có Việt Nam của chúng ta.

Read More

Đọc bài “Cách mạng màu” của Huy Đức

Cái hậu của cuộc Cách mạng

Phải công nhận là bố cục bài viết và ý tứ của Huy Đức trong bài “Cách mạng màu” thật hoàn hảo, thật dễ hiểu mặc dù không đến mức lộ ra là ông ấy nói về cuộc Cách mạng nào và cách viết của Huy Đức có vẻ như đứng trung gian giữa các chủ thuyết, giữa các thể chế.

Thậm chí nếu cho rằng Huy Đức muốn ám chỉ đến ông Lê Công Định, ông Trần Huỳnh Duy Thức cũng không phải là nhầm lẫn, bởi lẽ nếu như Công Định, Duy Thức trở thành lãnh đạo thì cũng nên đọc bài này để hiểu về “cái hậu” của một cuộc Cách mạng.

Hoặc nếu như độc giả là người Cu Ba, Bắc Hàn hay Trung quốc cũng rất cần phải suy nghĩ một cách nghiêm túc về chân lý này:

“Người dân làm cách mạng là để tìm kiếm tự do chứ không phải tìm kiếm quyền bính trọn đời cho các nhà lãnh đạo.”

Huy Đức nói về Cách mạng màu ở Đông Âu, nhưng chúng ta cũng thấy cái quyền bính trọn đời ấy thật rõ ràng khi nhìn vào cuộc Cách mạng ở Cu ba và ở Bắc Hàn. Ở Cuba, sau cuộc Cách mạng “dân chủ nhân dân”, ông Fidel Castro giữ quyền bính liên tục 47 năm và tạm thời chuyển giao nó cho người em trai, Raul Castro, vì những lý do sức khỏe vào năm 2006. Ở Bắc hàn quyền bính được cha con Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật liên tục nắm giữ từ năm 1948 cho đến nay (đã được 61 năm). Gần đây quyền lực ấy đang được chuẩn bị truyền cho đời thứ 3 – Kim Jong Un là con ruột của Kim Chính Nhật.

Máu xương cả dân tộc đổ xuống mấy chục năm ròng có khi chỉ để cho một số người giữ lấy quyền bính trọn đời cho riêng mình, một khi nắm quyền thì ai cũng lo giữ, lo bảo vệ nó thật chắc chắn, thật lâu dài, bằng mọi giá mọi cách, đó là tâm lý tự nhiên.

Thực tế lịch sử chứng minh rằng hầu như những nhà Cách mạng, nhà chính trị khi quyết tâm tranh đoạt chính quyền thường hứa hẹn với dân chúng thật nhiều điều tốt đẹp. Thế nhưng chính họ lại rất dễ quên hoặc có khi lực bất tòng tâm, muốn giữ lời mà không thể làm như đã hứa. Đó chính là sự bội ước.

Sau cuộc cách mạng, phần thưởng mà dân chúng mong muốn thật đơn giản: đó là tự do và dân chủ. Tự do và dân chủ sẽ khiến cho sự bội ước thường gặp ấy sẽ được sửa chữa.

Người dân ở các nước dân chủ, nhất là các nước mới có dân chủ một hai nhiệm kỳ, lựa chọn người lãnh đạo sai là một khả năng không nhỏ. Nhưng, khả năng lớn hơn là họ có cơ hội và có quyền để sửa sai.” Huy Đức

Và người dân sau cuộc Cách mạng được thể hiện sự không hài lòng một cách công khai và thể hiện nó bằng quyền bỏ phiếu là điều mà trước đây ở Đông Âu không bao giờ tồn tại.”

Điều giản dị này đã không được thực hiện ở khá nhiều quốc gia sau những cuộc Cách mạng đổi bằng máu và nước mắt của dân chúng.

Nền giáo dục vâng lời

Hơn thế nữa, “nền giáo dục vâng lời” từ thời chiến nay lại được các nhà lãnh đạo tiếp tục phát huy toàn diện để tiếp tục đúc lên những viên gạch biết vâng lời và duy trì cái “quyền bính trọn đời cho các nhà lãnh đạo”. Cái vòng luẩn quẩn ấy khiến cho nhiều dân tộc không biết lối ra.

Sau những phát hiện về ngôn từ như “nền giáo dục nặng về hình thức, thiên về thành tích” hay cụm từ “tỵ nạn giáo dục” thì cách dùng từ của Osin khiến nhiều người choáng váng, ông gọi nó là “nền giáo dục vâng lời”.

Có một cái gì đó chếnh choáng, nghiêng ngả, ngượng ngùng cho những bằng cấp học vị đã nhận được. Cùng với lời thề trung thành với khoa học, thì sự vâng lời là thứ mà các nhà khoa học tương lai khó có thể từ chối. Thực ra không phải đến khi là nhà khoa học họ mới có, họ đã được uống cái viên thuốc vâng lời ấy ngay từ khi học vỡ lòng, từ hệ tư tưởng thống trị, từ hệ thống ngôn luận và các tổ chức mà họ đang làm việc. Giáo trình giảng dạy từ bao năm nay vẫn là thứ thuộc về quyền lực thống trị.

Dân trí và dân chủ

Dân trí thấp thì thật khó để vận hành dân chủ, nhưng nếu như không có dân chủ thì muôn đời dân trí cũng không được nâng lên, cho dù cả nước được “nền giáo dục vâng lời” cấp bằng tiến sỹ (Huy Đức.)

Người ta bảo là dân trí thấp quá thì chưa thể có dân chủ, cứ chờ đi rồi cũng sẽ có, nghe mãi muốn ù tai. Có vẻ như luận điểm này được nhập khẩu từ Trung quốc (!), nhưng sao lại được vận dụng quá nhiều ở Việt nam. Không cần bàn đến chuyện lập luận ấy ra đời từ khi nào, nhưng tại sao người ta không nghĩ rằng dân chủ chính là tiền đề cho dân trí được nâng cao.

Mà dân chủ thì có gì xa lạ với Việt nam, tại sao từ năm 1945 đã có nước “Việt nam DÂN CHỦ Cộng hòa” mà mãi đến bây giờ người ta còn loanh quanh với chuyện Dân chủ Dân trí cái nào có trước cái nào có sau. Cần phải hiểu rằng Dân chủ chính là mục đích của Cách mạng chứ không phải những điều xa xôi không tưởng, đó là mục đích có trước khi Cách mạng thành công.

Chúng ta quên rằng, khi đang lý luận tranh biện với nhau rằng nên hay không nên có dân chủ thì người ta đang mặc nhiên thừa nhận rằng chúng ta chưa có Dân chủ, bởi lẽ nếu có rồi thì cần gì phải tranh cãi rằng khi nào thì nên có nó. Cũng chính vì thế mà khá nhiều người bảo rằng Việt nam có Độc lập nhưng tự do và dân chủ thì là cái đang được để dành cho tương lai, vì thế mà dân chúng chưa hề được hưởng thụ nó từ sau những cuộc Cách mạng được làm nên bởi chính họ.

Đó cũng chính là cái bi kịch mà Huy Đức nói đến như một lời kết luận:

Bi kịch lớn nhất cho một quốc gia không phải là có cách mạng hay không mà là khi nhận ra thành quả bị tước đoạt mà người dân không làm gì được.”

Anhbasg

****************

Huy Đức – CÁCH MẠNG CAM

Huy Đức
Theo blog Osin

Người hùng Ukraine trong cuộc “Cách mạng Cam” năm 2004, Victor Yushchenko, chỉ nhận được hơn 5% số phiếu bầu, thua xa hai đối thủ. Ngay từ năm 2005, dân chúng đã bắt đầu thất vọng khi thấy Yushchenko chưa đưa lại được cho họ những gì đã hứa. Và sau 5 năm nhân dân Ukraine đã “sửa chữa sai lầm”.

Có người giải thích thất bại của Yushchenko là “cả tin vào phương Tây”, có người cho là ông đã “giỡn mặt con gấu Nga thời Putin”. Rõ ràng là Yushchenko đã không giỏi “đi dây” trước một tay hàng xóm đang nắm van khí đốt và cứ chực đến khi giá rét nhất lại cắt gaz lò sưởi của dân Ukraine. Thất bại của ông Yushchenko nhắc lại thất bại của Lech Walesa. Năm 1995, người dân Ba Lan cũng đã không tái bỏ phiếu cho người hùng Công đoàn Đoàn kết Walesa. Cho dù, cuộc Cách mạng mà ông tiến hành ở Ba Lan không dễ dàng như “Cách mạng Cam”. Phong trào mà ông lãnh đạo trong suốt thập niên 80, có khi đã phải trả giá bằng tù đày và máu. Nhưng người hùng trong đấu tranh không có nghĩa là khi nắm được chính quyền sẽ không làm cho dân thất vọng, người dân sẽ đổi thay khi không thấy hài lòng.

Không chỉ ở Ba Lan hay Ukraine mà ở hầu hết các nước Đông Âu, người dân đã không hoàn toàn hài lòng với những gì mà “dân chủ kiểu phương Tây” mang lại. Nhưng, không hài lòng một cách công khai và thể hiện nó bằng quyền bỏ phiếu là điều mà trước đây ở Đông Âu không bao giờ tồn tại. Năm 2005, khi người dân bắt đầu tụ tập kêu ca chính quyền mà họ vừa dựng lên, một bộ trưởng Ukraine, ông Yuriy Lustenko, đã trấn an: “Chúng ta đã từng đứng đây không phải vì lương, tiền hưu trí hay một mẩu xúc xích, thậm chí không phải vì người mà chúng ta bầu lên làm tổng thống, mà vì tự do”. Không hẳn là người dân Ukraine không hiểu bản chất của “Cách mạng Cam” như Lustenko, nhưng người dân không đóng đinh lý tưởng của họ vào chính quyền mà họ từng ủng hộ. Người dân làm cách mạng là để tìm kiếm tự do chứ không phải tìm kiếm quyền bính trọn đời cho các nhà lãnh đạo. Người dân sẽ sử dụng “tự do” để chọn ai có thể đem đến “xúc xích với tiền lương”.

Cả Walesa và Yushchenko đều thất cử sau chỉ một nhiệm kỳ. Một nhiệm kỳ là không đủ dài để một nhà đối lập tích lũy kinh nghiệm nắm quyền lãnh đạo quốc gia. Một nhiệm kỳ cũng rất ngắn để người dân sống trong môi trường bị bưng bít quá lâu trưởng thành về dân chủ. Dân trí thấp thì thật khó để vận hành dân chủ, nhưng nếu như không có dân chủ thì muôn đời dân trí cũng không được nâng lên, cho dù cả nước được “nền giáo dục vâng lời” cấp bằng tiến sỹ. Người dân ở các nước dân chủ, nhất là các nước mới có dân chủ một hai nhiệm kỳ, lựa chọn người lãnh đạo sai là một khả năng không nhỏ. Nhưng, khả năng lớn hơn là họ có cơ hội và có quyền để sửa sai. Thất bại mới đây ở Ukraine có thể chỉ là thất bại của Yushchenko chứ không phải là của nhân dân hay “Cách mạng Cam”. Bi kịch lớn nhất cho một quốc gia không phải là có cách mạng hay không mà là khi nhận ra thành quả bị tước đoạt mà người dân không làm gì được.

Huy Đức

http://danluan.org/node/4029

Read More

TRÊN TINH THẦN NÓI CHUNG COI NHƯ LÀ TÓM LẠI



Vở diễn đúng theo kịch bản vừa công bố thì hài hước lắm

“Trên tinh thần nói chung – coi như là tóm lại ”.

Bạn tôi bảo: “Đảng cộng sản đã đưa ra dự thảo Nghị quyết đại hội, Quân viết gì đi chứ”.

Tôi nói: “Trên tinh thần, nói chung, coi như là, tóm lại”.

Bạn bảo, “cái gì ?” Tôi hát liền liên tục hai nhịp: “Trên tinh thần nói chung coi như là tóm lại…” . Bạn nghe, nghiêng nghiêng mái đầu. Ừ, nghe qua có vẻ rất đầy đủ, logic.

Nhưng nó là cái gì ?

Read More

Quyền lực thuộc về cộng đồng blog


Với con số ước tính khoảng 70 triệu bloger, các nhà lãnh đạo Trung Quốc giờ đây đang chịu một áp lực dai dẳng đòi hỏi họ phải quả quyết từ một cộng đồng blog theo chủ nghĩa dân tuý, chủ nghĩa dân tộc mà trong bối cảnh thiếu vắng bầu cử dân chủ, đã trở thành tiếng nói của người dân trên thực tế…

Thomas L. Friedman, The New York Times

Bắc  Kinh – Khoảnh khắc này là khó tránh khỏi. Kể từ khi Trung Quốc bắt đầu rũ áo cộng sản, trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu, các nhà lãnh đạo nước này đã theo đuổi chiến lược “gia tăng hoà bình” với những hành động khiêm tốn, thận trọng, không đe doạ láng giềng và gần như không kích động bất cứ một liên minh nào chống lại Mỹ.

Nhưng vài năm gần đây, khi mô hình kinh tế Mỹ tự vấp phải một cú sốc đầy lúng túng, và “Bắc Kinh đồng lòng cùng tiến”, thứ ngôn ngữ nổi lên ở Trung Quốc đó là “tương lai thuộc về chúng ta” hay và có thể chúng ta nên dẫn đầu thế giới. Gìơ đây, những ngôn từ như thế phần lớn xuất phát từ các vị tướng nghỉ hưu, và những bloger sắc sảo và giới lãnh đạo Trung Quốc thì vẫn thận trọng.

Nhưng mùa hè vừa rồi với những tranh chấp ngoại giao đã khiến các láng giềng của Trung Quốc, không đề cập tới Washington, phải tự hỏi, liệu Trung Quốc có thể duy trình hành động “người khổng lồ hiền lành” được bao lâu. Với con số ước tính khoảng 70 triệu bloger, các nhà lãnh đạo Trung Quốc giờ đây đang chịu một áp lực dai dẳng đòi hỏi họ phải quả quyết từ một cộng đồng blog theo chủ nghĩa dân tuý, chủ nghĩa dân tộc mà trong bối cảnh thiếu vắng bầu cử dân chủ, đã trở thành tiếng nói của người dân trên thực tế.

Tranh cãi ngoại giao là một phiên họp của diễn đàn khu vực Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, ASEAN, tổ chức ngày 23/7 tại Hà Nội. Cuộc họp này có sự tham gia của ngoại trưởng 10 nước thành viên, cũng như Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì.

Theo một trong các quan chức ngoại giao có mặt trong cuộc họp, thái độ của các ngoại trưởng ASEAN dù khó nhận thấy nhưng rõ ràng là thận trọng với việc Trung Quốc trở lại quyết định tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” với toàn bộ biển Hoa Nam (Biển Đông) – khu vực giàu tài nguyên, kéo dài từ Singapore tới Eo biển Đài Loan cũng như Việt Nam và chiếm khoảng một nửa lượng vận chuyển hàng hoá thế giới mỗi năm. Nơi đáy biển còn được tin rằng có dự trữ lớn về dầu và khí đốt; với việc Hải quân Mỹ trở nên gây hấn hơn trong việc bắt giữ các tàu cá mà họ cho rằng đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ. Trung Quốc cũng tham gia vào cuộc tranh chấp hàng hải với Hàn Quốc và Nhật Bản.

Theo lời một người tham dự, khi một vị ngoại trưởng tiếp theo một vị khác đứng lên trong cuộc họp ASEAN để khẳng định chủ quyền ở biển Hoa Nam (Biển Đông) hay khẳng định bất cứ tranh chấp lãnh thổ nào cần phải được giải quyết hoà bình và tuân thủ luật pháp quốc tế, Ngoại trưởng Trung Quốc đã dần bị kích động. Và sau khi bà Clinton tuyên bố, biển Hoa Nam (Biển Đông) là khu vực mà Mỹ “có lợi ích quốc gia” trong “tự do hàng hải”, ngoại trưởng Trung Quốc đã yêu cầu ngừng họp thời gian ngắn và sau đó trở lại khá nặng nề.

Phát biểu không cần văn bản, ông Dương nói suốt trong 25 phút, khẳng định rằng, đây là vấn đề song phương, không phải giữa Trung Quốc và ASEAN. Theo Washington Post, ánh nhìn của ông xuyên suốt căn phòng, dù có rất nhiều người, để tới tận ngoại trưởng Mỹ, ánh mắt đấy được mô tả kiểu như “Trung Quốc là một nước lớn” và hầu hết các thành viên ASEAN còn lại “là những nước nhỏ”.

Giới ngoại giao thì nhấn mạnh, phòng họp dường như có một sự đồng thuận khi ngoại trưởng Trung Quốc đang cố gắng chia tách nhóm, chia tách những nước tuyên bố chủ quyền với quốc gia không tuyên bố chủ quyền để có thể các thành viên trong khối không có một hành động chung ASEAN và mỗi nước sẽ phải đàm phán riêng lẻ với Trung Quốc.

Phản ứng tiêu cực mà ông Dương cảm nhận đã được chuyển tải tới Bắc Kinh, các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như muốn xoa dịu sự việc vì e ngại sau một thập niên Mỹ để suy giảm ảnh hưởng trong khu vực, thì chính họ có thể đẩy tất cả các nước láng giềng về phía Mỹ.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể “trầm tĩnh” bao lâu, còn phụ thuộc dù chỉ một phần vào bên thứ ba: cộng đồng blog Trung Quốc – nơi cả một thế hệ được truyền dạy khái niệm rằng, Mỹ và phương Tây muốn kìm nén Trung Quốc, để giờ đây cộng đồng này có riêng chiếc loa phóng thanh để phủ nhận bất cứ vị quan chức nào của Trung Quốc cam kết thoả hiệp. Thậm chí, họ có thể gọi vị ấy là “ủng hộ Mỹ, hay kẻ phản bội”.

Thú vị là, Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh cũng đã bắt đầu với tay tới cộng đồng blog này, thậm chí mời các bloger đi xe cùng đại sứ Mỹ, Jon Huntsman, hay phỏng vấn ông khi ông tới thăm các tỉnh Trung Quốc của họ nhằm truyền tải thông điệp của Mỹ mà không cần “bộ lọc” bởi truyền thông chính thống Trung Quốc.

“Trung Quốc đầu tiên đã có một giới công khai thảo luận mọi thứ ảnh hưởng tới người dân Trung Quốc”, Hồ Dũng, một chuyên gia nghiên cứu cộng đồng blog tại Đại học Bắc Kinh nói. “Dưới thời truyền thông truyền thống, chỉ có người tầng lớp trên mới có tiếng nói, nhưng Internet đã thay đổi tất cả”, ông nhấn mạnh. “Giờ đây, chúng ta có một kiểu truyền thông vượt phạm vi quốc gia, đó là tiếng nói của toàn xã hội, vì thế mọi người từ các vùng miền khác nhau của Trung Quốc có thể thảo luận về những gì đang diễn ra ở một nơi xa xôi hẻo lánh, và tin tức lan truyền đi khắp nơi”. Ông tiếp tục, nhưng thế giới Internet thiên về “chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân tuý hơn. Nhiều năm chúng ta được giáo dục kẻ thù đang nỗ lực kìm nén chúng ta đã sản sinh ra cả một thế hệ thanh niên có tư tưởng như vậy, và giờ đaâ, họ có internet để thể hiện điều đó”.

Hãy quan sát không gian này. Những ngày mà Nixon và Mao có thể cố quản lý mối quan hệ trong sự bí mật đã không còn tồn tại. Có quá nhiều yếu tố bất ổn tồn tại ở đó, và cũng có quá nhiều người chơi với đủ sức mạnh thổi bùng hay làm dịu lại quan hệ Mỹ – Trung. Hoặc có thể diễn giải theo kiểu Công nương Diana, là có ba người trong cuộc hôn nhân này.

Friedman là nhà báo nổi tiếng của New York Time, người ba lần giành giải Pulitzer.

*

Người dịch: Nguyễn Hùng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2010

http://anhbasam.com/2010/09/16/660-s%E1%BB%A9c-m%E1%BA%A1nh-c%E1%BB%A7a-c%E1%BB%99ng-d%E1%BB%93ng-blog/

Nguồn: The New York Times / Chrom.com

—–

* THOMAS L. FRIEDMAN, tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng, đã được dịch ra tiếng Việt: Thế giới phẳngChiếc Lexus và cây ô liu; Một Album Bằng Lời Sự Kiện 11 – 9 ;Nóng, Phẳng, Chật.

Read More

Tương lai báo chí: báo chí công dân

 

Một trong những ý tưởng được đưa ra vào thời điểm ngành truyền thông khủng hoảng hiện nay này là đưa chính những người dân trở thành chủ bút cho những tin tức báo chí mà họ quan tâm.

Read More

Nghi vấn Trung Quốc thắng thầu nhờ “đi đêm”

Nghi vấn Trung Quốc thắng thầu nhờ “đi đêm”


Nam Nguyên, phóng viên RFA

2010-09-06

Bộ Kế Hoạch Đầu Tư đang chuẩn bị báo cáo Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng về hệ lụy chọn nhà thầu giá rẻ mà báo chí phản ảnh.





Photo courtesy of dautu.vn



Lễ ký kết Hợp đồng sau khi Công ty China Huadian Engineering (CHEC) Trung Quốc trúng thầu EPC Dự án Nhà máy nhiệt điện Kiên Lương thuộc Trung tâm Điện lực Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, hôm 30-06-2010.



Theo đó Trung Quốc trúng thầu 90% các công trình thượng nguồn ở Việt Nam.



Lợi bất cập hại

Báo chí đưa lên mạng khá nhiều bài viết mổ xẻ về tình trạng nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu giá thấp, thắng thầu ở khắp các công trường dự án. Hệ quả của tình trạng này là lợi bất cập hại vì phẩm chất công trình thường thấp, thời gian thi công kéo dài, đó là chưa nói đến sự kiện nhà thầu, đội ngũ chuyên viên công nhân xây dựng Việt Nam trở thành những người đứng bên lề các đại công trường của đất nước mình.





“Tham nhũng ở trong những dự án đầu tư lớn thì rất thường xảy ra nếu chủ đầu tư và nhà thầu lại ‘đi đêm’ với nhau trước rồi thì lúc đó là vô phương.

TS Nguyễn Quang A



Ông Vũ Khoa, Chủ Tịch Hiệp Hội Nhà Thầu Xây Dựng VN phát biểu trên Thanh Niên Online, Hiệp Hội đã cảnh báo từ những năm 1994, 1995 về nguy cơ lớn của đấu thầu giá thấp là phá sản dự án, vỡ tiến độ. Tuy nhiên những khuyến cáo về vấn đề này không được chú ý.



Nhiều ý kiến đặt vấn đề về cơ chế chính sách và luật lệ, nhưng trên thực tế yếu tố con người là quan trọng hơn cả.



TS Nguyễn Quang A chuyên gia nghiên cứu độc lập từ Hà Nội nhận định về vấn đề này:



“Tham nhũng ở trong những dự án đầu tư lớn thì rất thường xảy ra nếu chủ đầu tư và nhà thầu lại ‘đi đêm’ với nhau trước rồi thì lúc đó là vô phương và phải có những giải pháp khác để giải quyết, chứ còn chỉ bằng các thủ tục đấu thầu thì không nổi. Khi các chủ đầu tư mà ham giá rẻ thì nhiều khi dẫn đến chất lượng kém. Một nhà máy lớn được sinh ra, vòng đời của nó 30-40 năm và lúc đó nó kéo theo hệ quả mà vài thế hệ mới có thể sửa được thì đấy là một điều rất là nguy hiểm.”



Người TQ đảm trách mọi việc?



Đại diện Xí nghiệp TTTB Quang Minh và đại diện Tập đoàn CMC Trung Quốc ký hợp đồng tổng thầu E.P.C dự án xi măng Trường Sơn, Hải Phòng, hôm 15/05/2010. Photo courtesy of congthuong.com.vn Tại Việt Nam việc các nhà thầu Trung Quốc thắng tới 90% các hợp đồng tổng thầu EPC, thiết kế-mua sắm-xây dựng còn gọi là hợp đồng chìa khoá trao tay mang tới nhiều hệ quả. Chẳng hạn như người Trung Quốc đảm trách tất cả mọi việc, ngay cả công nhân vệ sinh các công ty Trung Quốc cũng mang theo từ nước họ. Với giá thắng thầu rẻ, nhà thầu Trung Quốc mua sắm trang thiết bị máy móc vật liệu sản xuất ở nước họ, chất lượng các công trình khi hoàn thành là một vấn đề được dư luận quan tâm. Đáng quan ngại là các gói tổng thầu EPC đảm trách thực hiện các công trình thượng nguồn như khai khoáng, luyện kim, nhà máy điện.



Hợp đồng tổng thầu EPC chìa khóa trao tay được nhiều nước trên thế giới áp dụng, lợi thế là nhanh gọn, dễ theo dõi giám sát và rạch ròi mức tổng đầu tư ngay khi dự án được khởi động.



Theo TS Nguyễn Quang A, chuyên gia nghiên cứu độc lập ở Hà Nội cách làm EPC là theo thông lệ quốc tế, nhưng ở Việt Nam việc soạn thảo và áp dụng điều kiện dự thầu như thế nào lại là chuyện khác. Ông nói:





“Đưa giá thấp để thắng thầu đâu có nghĩa là làm được tốt, mà người ta cần kiểm tra xem qui trình công nghệ, các giải pháp kỹ thuật để làm sao tiết kiệm được.



KTS Trần Thanh Vân



“Đầu tiên phải thỏa mãn tất cả thủ tục về mặt hình thức, sau đó phải thỏa mãn tất cả yêu cầu về mặt kỹ thuật về mặt chất lượng. Nhưng yêu cầu về mặt kỹ thuật, chất lượng như thế nào, nếu chủ đầu tư không nêu được một cách rõ ràng chặt chẽ thì những ‘ông’ đáng lẽ bị loại cũng có thể lọt vào. Sau đó đến bước cuối cùng tất cả những người còn lại mới tính đến ai trả giá thấp, chuyện đó là do tài năng am hiểu của chủ đầu tư mà có thể lọt vào những nhà thầu không đạt chất lượng.”

Kiến trúc Sư Trần Thanh Vân ở Hà Nội, một người có nhiều hiểu biết về đời sống xã hội Hoa Lục đặc biệt quan ngại về tình trạng công ty Trung Quốc thống lĩnh các công trường dự án ở Việt Nam:



“Đưa giá thấp để thắng thầu đâu có nghĩa là làm được tốt, mà người ta cần kiểm tra xem qui trình công nghệ, các giải pháp kỹ thuật để làm sao tiết kiệm được vật tư, tiết kiệm lao động để ra được hiệu quả mới là việc quan trọng.”



Nhận định của kiến trúc sư Trần Thanh Vân vừa nêu, có lẽ bất cứ người chủ đầu tư nào cũng biết, các chủ đầu tư dự án quan trọng ở Việt Nam là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước không thể không biết. Vấn đề là chuyện Trung Quốc thắng thầu: góc khuất không nằm ở giá rẻ.
Read More