Trung Quốc ở Châu Phi - Báo Cáo Đặc Biệt

Báo Cáo Đặc Biệt:

Trung Quốc ở Châu Phi

Nguồn: www.anhbasam.tk

Richard Behar

Fast Company Magazine

June 1 - 2008

Người dịch: Trần Hoàng

Phía Nam của sa mạc Sahara hiện nay là quang cảnh của một trong những cuộc chiếm đoạt tài nguyên bóc lột tới tận xương mà thế giới đã và đang chứng kiến.

Trong khi Mỹ đang bận rộn với cuộc chiến ở Iraq (tốn kém 500 tỉ đô la và vẫn còn đang gia tăng), và trong lúc các nhà kinh tế học hàng đầu đang tiếp tục viết ra những bài nghiên cứu tranh luận: liệu các nguồn tài nguyên quan trọng dành cho sự sống đang cạn dần hết rồi hay không, thì các nhà lãnh đạo Trung Quốc không bỏ mất bất cứ cơ hội nào. Trong vòng một vài ba năm, Trung Quốc đã và đang trở thành một quốc gia đầu tư hung hản nhất ở Phi Châu.

Không cần phải hỏi, cuộc xâm lăng trong lĩnh vực thương mại nầy là một trong những biến cố quan trọng nhất ở vùng phía nam của sa mạc Sahara kể từ khi chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh (1945-1991) – một nồ lực to lớn quan trọng nhất và đầy ấn tượng đang tái vẽ lại bản đồ kinh tế toàn cầu. Một cựu thứ trưởng bộ ngoại giao của Mỹ đã gọi nó là một cơn sóng thần. Một số những người khác gọi miền nầy là Châu Phi của Trung Quốc.

Hiện đang có nhiều người Trung Quốc sống ở Nigeria (Phi Châu) hơn số lượng những người Anh từng sống ở đây suốt khoảng thời gian thịnh vượng nhất của Vương Quốc Anh. Từ những tập đoàn do nhà nước làm chủ, đến những tập đoàn liên doanh với nhà nước và cho tới những người chủ các doanh nghiệp nhỏ, những người Trung Quốc đang phá hủy khắp đại lục Châu Phi.

Hơn một triệu công dân người Trung Quốc đang di chuyển lòng vòng từ chỗ nầy đến chỗ khác ở Phi Châu. Mỗi một dự án khổng lồ được thông báo bởi chính quyền Trung Quốc lại sinh ra những nền kinh tế phụ thuộc đi kèm theo đó và những cao ốc đông đúc người trú ngụ, tựa như là những làn sóng nhỏ của một viên đá (được ném ra và) lan tỏa trên khắp mặt hồ.

Bắc Kinh đã tuyên bố năm 2006 “là Năm của Phi Châu,” và các nhà lãnh đạo Trung Quốc hết người nầy lại đến người khác đã và đang thực hiện những cuộc viếng thăm Phi Châu. Không một cường quốc nào khác đã tỏ ra có sự quan tâm tương tự, hay có công sức tương tự, hay có khả năng thuần nhất để gây thiện cảm với các nhà lãnh đạo Phi Châu. Và cũng không giống như nổ lực không có tính chất đều đặn của Mỹ ở Iraq, người Trung Quốc không tuyên truyền nền dân chủ, thưa các bạn. Người Trung Quốc có mặt ở đó để lấy những cái gì mà họ cần để cung cấp cho nền công nghiệp của họ. Hiện tượng nầy có tên ở miền phía nam của sa mạc Sahara là: Các Món ăn đem về nhà của người Đại Hán.

Ý kiến bởi James Forrest

Chúng tôi đang toan tính để tài trợ tiền bạc cho việc xây dựng một đường rầy xe lửa ở miền Copperbelt. Người Trung Quốc đã mua một mỏ đồng và mang vào 2000 người công nhân Trung Quốc để họ không phải thuê mướn những người Zambia. Đây không phải là những gì mà những người Zambia đã từng mong đợi khi mà chính quyền Zambia đã ban đặc quyền cho công ty khoáng sản Trung Quốc Chambishi Mining. Những vali tiền bạc của người Trung Quốc và những món tiền cho mượn mà không lấy tiền lời thì không phải là chuyện giỡn. Những nhà lãnh đạo nước Zambia đang đùa với lửa. Một bài báo từ nhật báo Zambia Times Popular viết rằng: lòng tức giận hướng tới người Trung Quốc đang ngày càng gia tăng. “Người Trung Quốc không được ưa thích (ở Zambia). Người ta không cần họ có mặt ở đây”

*******************************

Những Người Phi Châu Đang Bị Đánh Đập Tàn Bạo tại những Xí Nghiệp của người Trung Quốc,

Robyn Dixon, phóng viên của báo Times,

ngày 6-10-2006

Maamba, Zambia –

Sâu hun hút trong một đường hầm của vùng mỏ Collum, bụi than bay thành vòng dày đặt, và bụi làm nghẹt thở những công nhân tựa như Chengo Nguni. Anh ta mô tả công việc trả lương 2 đô la mỗi ngày bằng một tiếng thở dài: Người giám thị của anh ta la hét không dứt bằng thứ tiếng Trung Quốc. Đôi giày bằng cao su của Chengo bị hở lổ. Những cái nút để kiếm soát dòng quặng đồng rời khỏi mỏ thường thường gây ra một cú điện giựt mỗi khi chạm vào. Nhưng điều khốn nạn nhất về đời sống trong những mỏ do người Trung Quốc làm chủ ở miền Nam của Zambia là không có được một ngày nghĩ hàng tuần. Ấy là điều chưa từng có bao giờ.

A Chinese supervisor cajoles local workers as they dig a trench in Kabwe, Zambia

Quyền lực Bắc Kinh: Một giám thị người TQ đang nhắc nhở công nhân địa phương khi những cộng nhân nầy đang đào một cái mương ở Kabwe, Zambia

Peking power: A Chinese supervisor cajoles local workers as they dig a trench in Kabwe, Zambia

Khi viên bộ trưởng của chính quyền Zambia chúa ý tới miền nầy, bà Alice Simango, đã nhìn thấy những điều kiện làm việc tại vùng mỏ Collum, bà đã gạt lệ khóc trên hệ thống truyền hình quốc gia và cáo buộc giới quản lý Trung Quốc đang đối xử với các công nhân người Zambia như những súc vật, buộc lòng chính quyền Zambia đóng mỏ Collum trong 3 ngày vào tháng 7-2006.

Sự đói khát của Trung Quốc về nguồn vật liệu ròng và năng lượng đang lèo lái cuộc đầu tư mới khắp đại lục Phi Châu, với thương mại giữa Trung Quốc và đại lục nầy tăng cao hơn 3 lần kể từ năm 2000 tới hơn 40 tỉ đô la mỗi năm.

Trung Quốc là thị trường chính cho dầu hỏa của nước Sudan. Trung Quốc cũng đang đầu tư vào dầu hỏa của nước Nigeria, Trung Quốc cung cấp cho nước Angola giàu nguồn dầu hỏa mượn tiền 2 tỉ đô la với các điều kiện rất dễ dàng và cải thiện các mối liên hệ vói Tổng thống Robert Mugane của chế độ độc tài Zambia, hành động của TQ đã bị chỉ trích bới các nhà kinh tế và các nhà hoạt động nhân quyền.

Những người chỉ trích nói rằng các tiêu chuẩn lao động và môi trường của người Trung Quốc thường là rất thấp. Ở Ghanna, các nhà môi trường đã và đang cáo buộc công ty dầu hỏa Sinopec về việc làm ô nhiễm một công viên quốc gia. Ở Zambia, đang có một biểu tình có bạo động về chuyện các mức lương bổng thấp và các điều kiện nghèo nan trong các xí nghiệp của người Trung Quốc.

Tại một mỏ đồng của nước NFC Phi Châu, một mỏ do người Trung Quốc làm chủ ở miền đông bắc của Zambia, hàng trăm công nhân người Zambia đã biểu tình bạo động vào cuối tháng 7, vì các báo cáo cho rằng giới quản lý người Trung Quốc đã từ chối tăng lương. 4 người công nhân Zambia đã bị bắn và bị thương bởi các công nhân người Trung Quốc của công ty nầy. Một người công nhân khác đã bị bắn bởi cảnh sát.

Cũng giống như những người công nhân tại mỏ Collum, những công nhân NFC đã làm reo chống lại các điều kiện làm việc nghèo nàn, lương thấp, và các tiêu chuần an toàn lỏng lẻo. Năm ngoái, một vụ nổ tại một xí nghiệp chất nổ thuộc công ty con của NFC ở Chambishi đã giết chết toàn bộ các công nhân người Zambia đang làm việc ở đây – hơn 50 người chết. NFC là một xí nghiệp của tập đoàn Kim-Loại -không-phải- thuộc-nhóm-Sắt do nhà nước Trung Quốc làm chủ.

Congolese risk their lives digging through mountains of mining waste looking for scraps of metal ore

Những người xứ Công Gô liều tính mạng của họ để đào qua những núi quặng thải để tìm kiếm những mãnh quặng kim loại.

The Congolese risk their lives digging through mountains of mining waste looking for scraps of metal ore

Sự tức giận ngày càng gia tăng đã châm ngòi một cuộc tranh luận trong các cuộc bầu cử tổng thống ở Zambia hồi gần đây, với việc đại sứ Trung quốc tại Zambia đưa ra lời bình luận đề nghị rằng Bắc Kinh có thể cắt đứt mối quan hệ với Zambia, và các nhà đầu tư Trung Quốc có thể rút ra khỏi nước nầy nếu như ứng cử viên đối lập hàng đầu Michael Sata thắng cuộc tuyển cử ngày 28 tháng 9 nầy.

Michael Sata đã từng hăm dọa đuổi cổ những nhà thương mại Trung Quốc ra khỏi nước nếu ông ta thắng cử trở thành tổng thống. Tuy vậy Sata đã thua trong cuộc tuyển cử ấy, và ông ta đã cáo buộc có gian lận bầu cử khắp nơi.

Peter Hitchens with Michael Sata

Đánh trả: Phóng viên Peter Hitchens với Michael Sata, nhà chính trị đối lập có biệt danh là Vua Rắn hổ mang

Fighting back: Peter Hitchens with Michael Sata, the opposition politician nicknamed ‘King Cobra’

Trong cao điểm của chiến dịch vận động tranh cử, đảng Tiền Phong Yêu nước của ông Michael Sata đã cho rằng sự sử dụng các computer của Trung Quốc để đếm phiếu có thể làm thiên lệch kết quả nghiên về phía có lợi cho chính quyền đương nhiệm, các nhân viên tòa đại sứ Trung Quốc đã mạnh mẻ chối bỏ lời cáo buộc nầy.

***********************************************

Fast Company: Special Report: China In Africa

Richard Behar

The sub-Sahara is now the scene of one of the most bare-knuckled resource grabs the world has ever seen.

While America is preoccupied with the war in Iraq (cost: half a trillion dollars and counting), and while think-tank economists continue to spit out papers debating whether vital resources are running out at all, China’s leadership isn’t taking any chances. In just a few years, the People’s Republic of China (PRC) has become the most aggressive investor-nation in Africa.

This commercial invasion is without question the most important development in the sub-Sahara since the end of the Cold War — an epic, almost primal propulsion that is redrawing the global economic map. One former U.S. assistant secretary of state has called it a “tsunami.” Some are even calling the region “ChinAfrica.”

There are already more Chinese living in Nigeria than there were Britons during the height of the empire. From state-owned and state-linked corporations to small entrepreneurs, the Chinese are cutting a swath across the continent. As many as 1 million Chinese citizens are circulating here. Each megaproject announced by China’s government creates collateral economies and population monuments, like the ripples of a stone skimmed across a lake.

Beijing declared 2006 the “Year of Africa,” and China’s leaders have made one Bono-like tour after another. No other major power has shown the same interest or muscle, or the sheer ability to cozy up to African leaders. And unlike America’s faltering effort in Iraq, the Chinese ain’t spreading democracy, folks. They’re there to get what they need to feed the machine. The phenomenon even has a name on the ground in the sub-Sahara: the Great Chinese Takeout. …….

COMMENT BY JAMES FORREST

We are attempting to finance the construction of a railroad in the Copperbelt region. The Chinese bought a mine and brought in 2,000 Chinese workers so they would not have to hire Zambians.

This is not what the Zambians expected when the Zambian Government granted the concession to Chambishi Mining Plc. The Chinese briefcases and zero interest loans are no joke. They play rough. Here is an article from the Zambian Times Popular resentment toward the Chinese is growing. “They’re not liked. They’re not wanted here.”
——————————————

Africans Lash Out at Chinese

Employers

by Robyn Dixon,

Times Staff Writer

October 6, 2006 MAAMBA, Zambia —

Deep in the tunnel of the Collum mine, coal dust swirls thickly, and it’s stifling for workers such as Chengo Nguni. He describes his $2-a-day job with a sigh: His supervisor yells incomprehensibly in Chinese. His rubber boots leak. The buttons to control the flow of ore out of the mine often deliver an electric shock. But the worst thing about life in the Chinese-owned mine in southern Zambia is that there is no such thing as a day off. Ever.

When the government minister concerned with the region, Alice Simango, saw the conditions at the Collum mine, she wept on national television and accused the management of treating workers like animals, prompting the government to close the mine for three days in July. China’s hunger for raw materials and energy is driving new investment across Africa, with trade between China and the continent up more than 300% since 2000 to more than $40 billion a year.

China is the main market for Sudan’s oil. It has invested in Nigerian oil, provided oil-rich Angola with a $2-billion loan with easy terms and improved relations with Robert Mugabe’s Zimbabwean regime, which is criticized by economists and human rights activists.

Critics say Chinese environmental and labor standards are often poor. In Ghana, environmentalists have accused Chinese oil company Sinopec of desecrating a national park. In Zambia, there is a growing backlash over low wages and poor conditions in Chinese operations.

At the NFC Africa copper mine in Chambishi, a Chinese-owned operation in northeastern Zambia, hundreds of workers rioted in late July over reports that the management was reneging on a pay increase. Four were shot and wounded by Chinese employees of the company. Another was shot by police. Like their counterparts at the Collum mine, the NFC workers rail against poor working conditions, low pay and lax safety standards. Last year, a blast at an NFC subsidiary explosives factory in Chambishi killed every worker on the site — more than 50 people. NFC is a subsidiary of China’s government-owned Chinese Non-Ferrous Metals Corp.

The growing resentment sparked an acrimonious debate in Zambia’s recent presidential elections, with Chinese Ambassador Li Baodong making comments suggesting that Beijing might sever ties and investors might pull out if leading opposition candidate Michael Sata won the Sept. 28 vote. Sata, who at one point threatened to expel Chinese traders if he became president, lost the election, and he alleged massive vote fraud. In the heat of the campaign, his Patriotic Front claimed that the use of Chinese computers to tally the count could skew results in the government’s favor, an accusation strongly denied by Chinese Embassy officials.

http://www.fastcompany.com/magazine/126/special-report-china-in-africa.html

http://www.dailymail.co.uk/news/worldnews/article-1063198/PETER-HITCHENS-How-China-created-new-slave-empire-Africa.html#comments


Read More

Hướng dẫn tạo Blog trên Multiply

Hướng Dẫn Tạo Blog ở Multiply.com



1) Vào trang Multiply.com, click vào "Join for Free"



Một trang mới hiện ra như sau



Điền các thông tin cần thiết :
+ Pick a User ID : gõ tên sử dụng vào. Gõ tên gì thì sau này trang blog của mình sẽ có dạng .multiply.com (VD : chọn User ID là "nguyendongadonga" thì địa chỉ trang blog sẽ là http://nguyendongadonga.multiply.com)
+ Pick a password : gõ mật khẩu, cái này muốn đánh gì thì đánh, không nhất thiết phải sử dụng password của email Yahoo!
+ First Name : gõ tên của mình vào, đây sẽ là tiêu đề cho blog của mình (VD: đánh vào "Đông A" thì khi mở blog lên, tiêu đề ở header của trang blog là Đông A's Site).

+ Last Name : gõ họ
Chú ý : đánh tên họ thiệt là tốt nhất, để người ta dễ biết, dễ tìm mà vô blog.
+ E-Mail Address : đánh địa chỉ email mà mình đang sử dụng, địa chỉ email phải có thật để Multiply kiểm tra độ chính xác và gửi các thông tin cập nhật cần thiết cho mình
+ Date of Birth : khai ngày tháng năm sinh. Với ô "Don't show anyone your age", nếu check vào nghĩa là các bạn không muốn hiện tuổi của mình cho ai biết và ngược lại.
+ Gender : giới tính
+ Country : chọn quốc gia. Khi chọn "Vietnam", sẽ hiện ra thêm các dòng sau:
@ Postal Code : gõ "848", @ City : đánh thành phố, @ Province : đánh quận mình ở cho nhanh.
+ E-mail Alerts : muốn chọn sao chọn, để nguyên cũng được.
+ Verification : phần này hiện ra vài con số và chữ, đánh vào ô kế bên nó y chang như hình mẫu. Nếu không nhìn được rõ hình mẫu, bấm vào "get new image" để xem hình mới.

Xong rồi thì bấm REGISTER (chú ý : các bạn nhớ là điền hết đầy đủ thông tin vào các ô, đừng bỏ ô nào hết, vậy là chắc nhất)

2) Sau khi bấm Register, một trang nữa hiện ra, yêu cầu mình "Add Your Contact" này kia, nhưng khoan làm đã, để đó sau này làm, bấm Next .

3) Bây giờ bạn sẽ vào trang blog của mình. Trang blog này vẫn còn sơ sài, công việc tiếp là phải trang trí và điền thông tin vào đó.

:: Mục About Me
- Bấm vào Edit Welcome Message.
@ Khung Title : gõ những gì thể hiện mình, đánh tên mình là ok nhất.
@ Khung Welcome Message : đánh câu chào mừng vào blog mình, không muốn đánh chào mừng thì đánh gì cũng được. (Như blash bên blog Yahoo 360 cũng được)
@ Có 3 cái ô vuông ở dưới. Cái đầu tiên là để thể hiện các tag (cái này bạn nào hay sử dụng bên blog 360 Yahoo! thì biết rõ). Cái thứ 2 là thể hiện cái đường dẫn để người ta có thể coi "tiểu sử" của bạn. Cái thứ 3 thì sẽ trình bày ở dưới phần cuối.
- Xong thì Save

:: Mục Photos: Để show mấy tấm hình ra, mún up hình thì làm như sau
- Bấm vào Add Photos, sẽ hiện ra trang Upload Photos.
- Phần Upload Photos này có hai lựa chọn: hoặc là bạn up hình từ máy mình, hoặc là bạn chuyển hình từ các trang mà bạn đã đăng hình trước đó. Ở đây thì Multiply cho phép ta chuyển hình từ các trang như PhotoBucket, Flickr... hoặc nếu ko phải từ các trang phổ biến này, mà bạn có hình ở các trang khác, thì bạn bấm vào Any Web Page.
@ Nếu upload hình từ máy mình: có 2 lựa chọn, upload nhờ vào công cụ của Multiply (Multiply Toolbar), hoặc nhờ công vụ Java Uploader. 2 công cụ này đều nằm ở Photo Upload Tools (kéo xuống dưới là thấy). Riêng cái Java Uploader, thì bạn phải cài JavaScript mới xài được, Java Uploader được cái là up nhiều hình cùng lúc được. Còn cái Multiply Toolbar thì cao nhất là 10 hình/lần bằng cách bấm thêm vào Show More như trong hình dưới đây.



- Sau khi up xong, các bạn điền thông tin cần thiết vào như là Title này kia rồi bấm Save & Publish.

:: Mục Blog: để viết tâm tư tình cảm, ghét, thương gì gì đó...
- Để viết blog, bấm Add to Blog rồi viết bình thường như bất cứ cái blog nào.
- Cái hay của blog bên Multiply là các bạn tha hồ đăng hình vào bài blog một cách dễ dàng hơn so với Yahoo!. Bên Yahoo!, mấy bạn phải đăng hình lên một cái trang nào lưu trữ hình ảnh, rồi Copy và dán vào bài blog. Ở Multiply đã hỗ trợ cho bạn chức năng đăng hình ngay tại chỗ từ 3 nơi: trong máy vi tính của mình, trong album hình của Multiply và ở các trang web khác. Đây là chức năng rất hay và tiện dụng hơn nhiều so với Yahoo!. Khi các bạn đã chọn hình đăng lên bài blog, để trở lại viết blog, thì hãy bấm vào dấu X màu đỏ, đừng bấm vào My Site, nhiều người đã lầm như thế và kết quả là mất bài blog .

** Dành cho các bạn "chuyển nhà" từ Yahoo! 360 qua: Nếu các bạn thấy tiếc những bài blog cũ mà mình đã dày công viết và sưu tầm bên blog Yahoo! 360, đừng lo, Multiply cho phép bạn chuyển toàn bộ các bài blog đó qua bên Multiply .
- Bấm Add to Blog
- Kéo xuống đến phần Import Blog, chọn Yahoo 360 Beta
- Bây giờ Multiply sẽ yêu cầu bạn gõ cái ID và password bên blog Yahoo 360! của bạn, bạn hãy gõ vào đó và bấm OK.
- Multiply sẽ trưng ra những bài blog của bạn, có thể là tất cả, hoặc cũng có thể là một phần mà thôi. Đánh vào bài blog mà bạn muốn chuyển qua Multiply rồi bấm OK. Nếu như trường hợp bạn muốn lấy hết qua bên Multiply, mà Multiply chỉ thể hiện có một số bài mới nhất mà thôi, không việc gì phải lo, cứ đánh dấu hết số đó đi, rồi OK. Sau đó, lại thực hiện lại thao tác Import Blog như nãy giờ, Multiply sẽ show các bài blog còn lại (chung với các bài blog đã Import lần trước), ta chỉ đánh dấu các bài nào chưa chuyển, rồi OK. Cứ làm như thế cho đến khi nào xong thì thôi.

:: Mục Video: share các đoạn phim yêu thích của mình
- Bấm Add Video.
- Có 2 lựa chọn: hoặc upload đoạn clip của riêng mình trong máy vi tính, hoặc lấy clip từ Youtube bằng cách bấm vào biểu tưởng YouTube ở khung Import Videos.
@ Nếu up từ YouTube thì bạn điền địa chỉ của cái clip đó bên YouTube là được. Link của clip bên YouTube rất dễ lấy, mở trang YouTube ra, mở clip bạn thích ra, thì cái địa chỉ trên thanh address của trình duyệt chính là địa chỉ để điền vào. (VD:
http://youtube.com/watch?v=bbASRMMbWTc )

>>> Các bạn cũng có thể up clip từ các trang mà Multiply cho phép ở dưới phần Import Videos, chứ ko nhất thiết phải là YouTube. Cách thức cũng như vậy.

:: Mục Music: đăng nhạc mà mình thích
- Bấm Add Music, rồi chọn đường dẫn bài hát mình, cách thức y chang như ở mục Photos

:: Mục Calendar: đăng các sự kiện, sự việc mà bạn sắp làm.
- Bấm Add Event
- Khai báo các mục:
@ Event (tên sự kiện),
@ Description (chi tiết của sự kiện, muốn ghi thì ghi),
@ Location (địa điểm), Start & End (ngày giờ diễn ra và kết thúc của sự kiện),
@ Notification (2 lựa chọn: cái đầu là sẽ nhắc nhở cho bạn biết qua Hộp thư đến - Inbox của blog, cái thứ 2 là ko cần thông báo),
@ Access (Everyone: ai mún coi cũng được, Network & Contacts: ai mà bạn đã add vào blog thì mới coi được.)
- Xong thì Save Events

:: Mục Reviews: cái này bên Yahoo có ng làm được, có ng không. Reviews chính xác là những đánh giá và bầu chọn của bạn đối với một sự vật, sự việc (sách, báo, đĩa nhạc, thể thao...). Cái này thích thì làm, ko thì thôi
- Bấm Add Reviews.
- Khai báo thông tin như sau:
@ Category : thể loại (sách nào hay, đĩa nào hay, nhà hàng nào ngon...)
@ Rating : đánh giá bằng cách bầu cho bao nhiêu sao
@ Review : bình luận của bạn
@ Photo : hình ảnh của vật đánh giá. Bấm Browse rồi lấy hình ra.
- Xong thì Save & Publish

:: Mục Links: trưng bày các trang web, trang blog mà bạn yêu thích hoặc hay vào nhất.
- Bấm Add Link
- Đánh địa chỉ trang web/blog
- Khai báo các thông tin cần thiết
- Xong bấm Save

:: Mục Contacts: chứa những người bạn sử dụng blog của Multiply như mình mà mình đã add vào.
- Bấm Add Contact
- Trang Invite Contacts mở ra, show ra 2 phần:
@ Invite Contacts : 1. E-mail : đánh email của những người muốn mời vào blog; 2. IM : đánh mấy cái nick chat Yahoo! Messenger đó; 3. Multiply ID : đánh cái User ID của những ai đang sử dụng Multiply (VD: mời Đạt thì mấy bạn đánh là "tiendatlimited")
@ Import Contacts : chuyển mấy người bạn của mình từ blog của các trang web khác. Mấy cái kia thì không nói, nhưng riêng chuyển từ Yahoo thì phải cẩn thận, Yahoo có hai dạng: Yahoo! và Yahoo! 360 Beta. Nếu chọn Yahoo!, nghĩa là những ai có trong danh sách bạn chat của bạn thì mới được chuyển vào Multiply. Còn nếu chọn Yahoo! 360 Beta, nghĩa là những ai có "giao du" với bạn bên trang blog 360 Yahoo! (Friends) mới được mời. Chọn cái nào là tùy bạn. Khi chọn rồi, Multiply sẽ hiện lên một danh sách những người được mời.
:: Mục Groups: để tạo ra các nhóm (VD: lập nhóm ăn chơi, nhóm học hành, nhóm bạn A, nhóm bạn B...)
Cái này hơi rắc rối nhưng xét ra thì những chỉ dẫn hoặc cái form điền của Multiply rõ ràng hơn nhiều so với của Yahoo.

:: Mục Guestbook: nó chính là cái quick comment như bên blog Yahoo! 360 đó.

Xong phần giới thiệu các mục, bây giờ đến phần trang trí.
:: Chọn Theme
- Kéo lên trên cùng trang web, bên góc phải có chữ "settings", bấm vào đó.
- Có 4 mục:
@ My Account : khai báo và sửa đổi các thông tin cá nhân
@ My E-mail Alerts : các thông báo nhắc nhở của Multiply (ko cần quan tâm)
@ My Site : để chọn Theme
@ My Headshot : thể hiện avatar của mình.
- Để chọn theme, chọn My Site. Multiply sẽ trưng ra một đống các loại theme, chọn cái nào là tùy tụi mình. Riêng cái vụ dùng theme của riêng mình, cái này được chứ ko phải là ko được, nhưng mà xem ra nó không dễ như của Yahoo! 360, hơi rắc rối. Chính xác thì bạn phải dùng CSS bằng cách chọn Customize My Site, rồi kéo lên trên cùng, chọn Custom CSS, sau đó bạn vào trang
http://customizedthemes.multiply.com/, copy cái source CSS của mấy người trong đó rồi dán vào trong cái khung Custom CSS của mình (có thể tìm code CSS ở các tag trong trang web trên). Rồi bạn thay các link hình của người ta bằng link hình của mình (nhớ là phải up hình lên một cái host trước như là Flickr, PhotoBucket…). Sau đó bấm Save.

:: Thể hiện avatar:
- Cũng như trên, nhưng thay vì chọn My Site, bạn chọn My Headshot.
- Một khung trắng hiện ra, chọn đường dẫn tới hình mình thích, rồi OK.

** Các chức năng khác: Trong Multiply có thêm chức năng là giấu hoặc chỉnh sửa những mục trong blog, ví dụ như bạn không muốn show cái Mục Calendar của mình, chẳng hạn. Các bước như sau:
- Kéo lên trên, chọn Customize My Site (nằm dưới cái avatar của mình đó)
- Bây giờ thì trang blog của mình sẽ có những khung bao ngoài gồm 3 nút "Move", "Hide", "Edit". Muốn giấu đi, chọn Hide. Di chuyển các mục, chọn Move. Chỉnh sửa các mục, chọn Edit.
- Xong rồi thì kéo lên trên cùng, bấm Done

Trở lại với mục "About Me" mà D đã nói ở phần trên, cái phần thứ 3 chính là để cho các bạn tạo một hộp nhạc riêng cho blog mình, khi bạn hay ai vào trong blog mình, họ sẽ được nghe nhạc.
- Đầu tiên bạn phải up nhạc của mình ở mục Music
- Chọn Customize My Site, chọn Edit ở cái mục "About me", rồi đánh check vào ô vuông dòng thứ 3. Rồi chọn bài hát ở ô kế bên. Xong rồi Save.

-----------------------------------------------

Các chức năng chính của Multiply:
Bây giờ, chúng ta hãy vào
địa chỉ này để reg một account (còn reg như thế nào thì Pearl không cần phải nói nữa nhá), sau khi reg xong bạn sẽ nhận được một yêu cầu xác nhận ở hộp thư đã đã khai báo, hãy nhấn vào link để kích hoạt và login vào account của mình và tận hưởng các chức năng mà Multiply mang đến.

Sau khi logon bạn sẽ vào Home và bạn sẽ bắt đầu viết blog, upload photos, music, video, lập lịch, sổ vàng tại đây bằng các bấm vào nút chức năng tương ứng ở mỗi box (cũng có thể nhấn nút post ở phía trên cùng)

1. Phần Blog:
Bạn bấm vào nút Write In Blog ở box Blog để bắt đầu mở trình soạn thảo blog của Multiply ra, cũng như Y!360 và nhiều blog service khác, Multiply hỗ trợ việc soạn thảo HTML khi bạn check vào hộp kiểm "Edit HTML", cũng như việc hỗ trợ đặt poll trong blog, ngoài ra trình soạn thảo của Multiply cũng có một chức năng giống Y!360 mà Pearl rất thích đó là khả năng "paste text with format" giúp cho bạn đỡ tốn rất nhiều thời gian trình bày nếu có nhu cầu post lại thông tin từ 1 website hay 1 blog khác,... Ngoài các tính năng "lẻ tẻ" đó thì Multiply còn có khả năng Cross-Posting giúp bạn dễ dàng "tẩu tán tài sản" nếu bạn muốn "tị nạn" tại Multiply nhưng toàn bộ "tài sản" lại nằm ở LiveJournal, Blogger, TypePad, Xanga hay Windows Live Spaces bằng các click vào các link tương ứng ở dưới cùng trình soạn thảo blog rồi nhập vào ID và Pass vào; cũng như khả năng post bài thông qua mail khi bạn kích hoạt trong settings > post via e-mail.




2. Phần Photo Albums:
Nhìn chung thì phần này cũng tương tự so với Photo Albums ở các dịch vụ khác, chỉ có cái là ngoài upload ảnh lên từ máy thì Multiply còn hỗ trợ import ảnh từ Yahoo, Windows Live Spaces, Kodak, Shutterfly, Flickr, và cả địa chỉ we
b bất kỳ, miễn là có chứa tấm ảnh bạn muốn add. Tuy nhiên có một thiếu sót ở phần này chính là chức năng rate ảnh.


3. Phần Music:
Cho phép bạn upload các files nhạc từ máy lên tạo các playlist, chỉ hỗ trợ các định dạng mp3, m4a, wma, wav, aac, ogg, aif or au.


4. Phần Video:
Giúp bạn có thể upload các files video từ máy tính lên để chia sẽ với mọi người, Multiply hỗ trợ dung lượng tối đa mỗi file video là 100MB hoặc dài 10 phút. Và một lần nữa trong phần video này tính năng tương thông lại giúp cho bạn dễ dàng hơn bao giờ hết để import các video từ các dịch vụ chia sẽ video trực tuyến như Youtube, Google Video, Metacafe, Myspace Video.



5. Tính năng Event:
Giúp bạn lập các kế hoạch sắp tới một các dễ dàng hơn bao giờ hết.


6. Tính năng Review:
Tạo một bài phê bình, đánh giá về một vấn đề nào đó.


7. Tính năng Link:
Tương tự như Opera, Multiply cũng có tính năng Link giúp người dùng add vào các link của các trang web yêu thích để có thể dễ dàng thăm viếng, tuy nhiên, các link add vào Multiply còn có thể nhận comment.


8. Tính năng Add Contact:
Với tính năng này bạn có thể dễ dàng add những người bạn trong Multiply Community, tuy nhiên không "vô duyên" như tính năng add friend cưỡng bức của Opera, bạn chỉ add thành công khi nào nhận được sự accept của đối phương. Tuy nhiên, điều đặc biệt ở đây là bạn có thể lựa chọn một mối quan hệ để thực hiện "kết nghĩa"


9. Tính năng tùy biến giao diện:
Một trong những tính năng rất đáng quan tâm của Multiply chính là khả năng tùy biến giao diện của nó, theo đó bạn hãy bấm vào link "Custom My Site" ở trang home hoặc Settings > My Site để gọi tính năng này. Trong trình Customized giao diện hiện ra, bạn có thể chỉnh sửa, xóa bỏ, di chuyển các box ở trang chủ, và các link trên thanh ribbon vàng cho phép bạn khả năng chọn lựa 1 theme có sẵn (Choose a theme), biên tập css (Custom css), thay đổi layout (Page layouts) hay thêm 1 box nội dung vào trang chủ (Add tagged content box).



10. Tính năng tạo danh thiếp quảng cáo:
Một tính năng đặc sắc khác mà Multiply cung cấp chính là khả năng tạo 1 "danh thiếp blog" để có thể mang đi quảng cáo khắp nơi, các bạn bấm vào dòng Promote Your Site ở trang chính để thực hiện, theo đó Multiply sẽ cho phép bạn tạo danh thiếp blog ở dạng flash hay picture với các thành phần tự chọn như avatar, tên, e-mail, website,...


11. Tính năng Viewing History for Homepage:
Đây là một tính năng cho phép chủ blog theo dõi những người đã ghé thăm blog mình giống như chức năng Recent Visitors ở Opera nhưng chi tiết hơn vì xác định được các trang người đó đã thăm cũng như thời gian thăm.


12. Tính năng Amazon Wish List:
Tính năng này sẽ tự động tạo các entries danh sách các mục mới nhất được thêm vào Amazon Wish List của bạn chỉ cần bạn cung cấp địa chỉ e-mail đã đăng ký ở Amazon.

Ngoài 12 tính năng trên, Multiply vẫn còn rất nhiều điều thú vị, cũng như những thứ còn chưa được như quảng cáo (tuy nhiên với một chút ma thuật ta vẫn có thể giấu đi, nhìn vào blog Pearl thì rõ), có hơi ít các tùy chọn cấu hình cho blog ví dụ như số entry trên trang, chọn trang chính khi gõ địa chỉ blog hay disable access cho 1 trang nào đó,... một điều nữa đó là cái My Multiply nghe quảng cáo thì có chức năng tương tự Opera Community để hiển thị các bài viết mới của các blog trong Multiply, nhưng Pearl mò tới, mò lui cũng chỉ thấy update của bản thân, cho nên cũng khó để đi 8 lung tung, nhưng không sao Google sẽ giúp được vụ này. Thôi tối rồi, tạm thời kết thúc bài viết ở đây, nếu có gì Pearl sẽ cập nhật sau.

Internet

Read More

Đừng nhìn sự vật một cách riêng rẽ


Trò chơi về tầm nhìn... có bài học bổ ích trong chuỗi hình này đấy































Theo 24x7.vn thì chuỗi hình này có ý nghĩa như sau: Đừng nhìn sự vật riêng rẽ 1 mình nó. Tất cả đều là 1 phần của một phần khác lớn hơn
Read More

BÀI BÀO CHỮA CHO PHẠM BÁ HẢI - Ls Lê Trần Luật


Tòa án tối cao đã xét xử phúc thẩm vụ án Phạm Bá Hải vào sáng hôm nay 8-8-2008. 11h Tòa tuyên y án sơ thẩm 5 năm tù giam cho Phạm Bá Hải. Án đã tuyên, dù cho lời nói cuối cùng của Phạm Bá Hải là "tội Bạch Đằng Giang Foundation là bỏ tiền túi ra để hoạt động nhân đạo, là tội đã chỉ ra nỗi nhục tụt hậu của Việt Nam do thua kém các nước lân bang, tội đó là tội yêu nước thương nòi mà thôi". Dù cho Luật sư đã đưa ra các luận cứ bác bỏ mọi căn cứ buộc tội của Viện Kiểm Sát...

Bản luận cứ bào chữa sau đây chỉ là một phần trong diễn biến của phiên tòa buổi sáng hôm nay.


LUẬN CỨ BÀO CHỮA CHO NHÀ HOẠT ĐỘNG DÂN CHỦ PHẠM BÁ HẢI

Thưa HĐXX!

Tôi, Luật sư Lê Trần Luật, người được TAND TC chấp thuận bào chữa cho nhà hoạt động vì dân chủ Phạm Bá Hải.

Sở dĩ tôi không gọi Phạm Bá Hải là bị cáo mà gọi là nhà hoạt động dân chủ vì tôi tin rằng những hành động của anh vừa bị cấp sơ thẩm buộc tội là những hành động không phạm tội nếu không muốn nói là sẽ mang lại nhiều kết quả tốt đẹp cho tiến trình phát triển dân chủ ở Việt Nam. Mà một xã hội dân chủ là ước muốn của dân tộc Việt Nam và là bản chất, là mục tiêu của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Thưa HĐXX!

Trước hết tôi muốn cùng VKS làm sáng tỏ:

I- Như thế nào là chống NN CHXHCN Việt Nam?

Tôi bắt đầu biện hộ cho anh Phạm Bá Hải bằng cách tranh luận với VKS về khái niệm pháp lý: “Nhà nước XHCN Việt Nam” và như thế nào được gọi là “chống Nhà nước XHCN Việt Nam”. Tôi xin nhắc lại là tôi muốn tranh luận ở góc độ pháp lý về khái niệm này. Tôi không tìm thấy bất kỳ văn bản hướng dẫn nào của Tòa án tối cao cũng như của Quốc Hội giải thích thuật ngữ pháp lý “chống Nhà nước XHCN Việt Nam” được biểu hiện bằng hành vi cụ thể ra sao và nội dung biểu hiện của nó như thế nào? Cần nhắc lại rằng, một trong những yếu tố cấu thành tội phạm đó là khách thể hay còn gọi là quan hệ pháp luật bị xâm phạm. Vì vậy VKS phải chỉ ra cho được ở Điều 88 này thì hành vi của Phạm Bá Hải đã xâm phạm vào quan hệ xã hội nào, hay nhóm quan hệ xã hội nào?

Thưa HĐXX!

Để tiếp tục biện minh cho hành vi của Phạm Bá Hải, tôi thấy cần thiết phải nêu ra khái niệm pháp lý “Nhà nước CHXHCN Việt Nam” nên được hiểu như thế nào cho đầy đủ.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 xóa bỏ chế độ phong kiến, chấm dứt hẳn cơ chế “truyền ngôi thế tập” để xây dựng một Nhà nước dân chủ, mà ở đó quyền lực thuộc về nhân dân thông qua cơ chế bầu cử, lấy tiêu chí dân chủ, công bằng, văn minh, đời sống ấm no làm mục đích. Với tiêu chí và mục đích như vậy, các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã cương quyết đi theo đường lối tư tưởng của Mác - Lênin để xây dựng một Nhà nước được gọi là Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Như vậy, trước hết, khái niệm Nhà nước XHCN nói chung và Nhà nước XHCN Việt Nam nói riêng là một hệ thống tư tưởng.

Theo tôi, hệ thống tư tưởng này được biểu hiện ra thế giới khách quan ở 2 nội dung cơ bản, đó là: hệ thống chính trị, hệ thống bộ máy Nhà nước và các hoạt động của 2 hệ thống này. Trong nhiều văn kiện của Đại hội Đảng CSVN cũng đã từng thừa nhận sự khiếm khuyết trong quá trình vận động các hệ thống này và nhất thiết phải chỉnh đốn để hoàn thiện, để phù hợp với nhu cầu khách quan của dân tộc Việt Nam là mong muốn một đời sống ấm no, dân chủ, hạnh phúc. Trong sự vận động của các hệ thống này chắc chắn chứa đựng những nhân tố, những yếu tố cản trở sự hoàn thành mục tiêu nêu trên của nhà nước CHXHCNVN.

Việc phản kháng và chống lại những nhân tố, yếu tố cản trở đó liệu có phải là chống lại Nhà nước CHXCN Việt Nam hay không?

Sở dĩ tôi đưa ra lập luận này và yêu cầu Kiểm sát phải chỉ ra được những quan hệ pháp luật nào bị xâm phạm bởi vì khái niệm Nhà nước là một khái niệm cực kỳ trừu tượng mà tôi chắc rằng tôi và VKS cũng chưa thật sự hiểu được một cách thấu đáo. Mặt khác điều 88 BLHS là một điều luật hết sức tù mù, khó hiểu mà chúng ta lại không có văn bản hướng dẫn của Tòa án tối cao hay Quốc Hội về các khái niệm pháp lý trong tội này thì chúng ta sẽ dễ rơi vào tình trạng chủ quan, quy kết và “chụp mũ”.

Nếu quý VKS muốn quy kết hành vi của Phạm Bá Hải là chống Nhà nước CHXHCN VN thì phải chỉ rõ được quan hệ pháp luật nào đã bị xâm phạm.

Việc chỉ ra quan hệ pháp luật nào được gọi là chống Nhà nước sẽ làm sáng tỏ ý thức về mặt chủ quan của Phạm Bá Hải có chống Nhà nước XHCN Việt Nam hay không mà tôi sẽ trình bày ở phần kế tiếp.

Thưa HĐXX!

Tiếp theo tôi đi sâu vào phân tích các hành vi cụ thể của Phạm Bá Hải và tổ chức Bạch Đằng Giang:

II - Hành vi của Phạm Bá Hải không nhằm chống lại NN CHXHCNVN mà chỉ chống lại những nhân tố, những yếu tố đang cản trở sự tiến bộ xã hội.

Cấp sơ thẩm đã tuyên buộc Phạm Bá Hải tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam dựa vào chuỗi hành vi sau đây:

1- Thành lập tổ chức Bạch Đằng Giang với 4 nhiệm vụ:

a. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cung cấp cho quần chúng sự thật về sự phát triển của đất nước. Cổ vũ, ủng hộ và truyền bá mọi phong trào, tư tưởng dân chủ tự do;

b. Ủng hộ thành lập công đoàn độc lập bênh vực quyền lợi công nhân, đi đến thay thế Nhà nước CHXHCN Việt Nam, xây dựng chế độ đa nguyên, đa đảng;

c. Cung cấp học bổng cho con em những người trốn đi nước ngoài buộc phải hồi hương mà tổ chức Bạch Đằng Giang gọi là “nạn nhân sự kỳ thị, phân biệt và ngược đãi” nhằm đào tạo, xây dựng một thế hệ trẻ mới;

d. Hoạt động nhân đạo để khích lệ vật chất và tinh thần cho số thương phế binh ngụy và mọi thành phần, cá nhân là nạn nhân của bạo quyền Cộng sản.

2- Viết những bài sau: “Thư viết cho Hòa thượng Thích Mãn Giác tại Hoa Kỳ ngày 17/3/2005” (Bản án sơ thẩm cho rằng trong thư đề cập đến việc Phạm Bá Hải “bị đuổi khỏi trường Luật, bị giam giữ 6 tháng tại Công an Thủ Đức” là không đúng sự thật), “Nỗi nhục của Việt Nam trên đường chạy đua với Đài Loan và Hàn Quốc”, “Cơ hội vượt lên đã bị tước 1954 - 1975”, “Thống nhất đất nước, cơ hội nghìn vàng cho phát triển”, “Tiến lên CNXH, 10 năm để tìm ra đấu mối dây trói”, “Những gì có thể cứu vãn từ hôm nay”.

3- Tham gia vào khối 8406.

Tôi cho rằng cấp sơ thẩm đã không chứng minh được ý thức chủ quan của Phạm Bá Hải là nhằm chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Theo tôi, về mặt chủ quan Phạm Bá Hải chỉ có ý thức phản kháng và chống lại những yếu tố đã cản trở tiến trình phát triển của đất nước Việt Nam.

Trước hết, tôi xin đặt câu hỏi với VKS trong hệ thống pháp luật VN có điều khoản nào cấm thành lập tổ chức hay không? Nếu không, tôi tiếp tục phân tích:

1) Việc thành lập tổ chức Bạch Đằng Giang với 4 nhiệm vụ như bản án sơ thẩm liệt kê mà tôi đã trình bày lại ở phần trên không thấy có nhiệm vụ nào nhằm chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

- Chẳng lẽ “cung cấp cho quần chúng sự thật về sự phát triển của đất nước. Cổ vũ, ủng hộ và truyền bá mọi phong trào, tư tưởng dân chủ tự do” là chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam? Tư tưởng tự do dân chủ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu mà Nhà nước CHXHCN Việt Nam hướng tới. Vậy hà cớ gì hành động cổ vũ cho tư tưởng dân chủ tự do lại bị xem là chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam?

- Ủng hộ thành lập công đoàn độc lập bênh vực quyền lợi công nhân, đi đến thay thế Nhà nước CHXHCN Việt Nam, xây dựng chế độ đa nguyên, đa đảng. Trước hết trong nguyên bản mục tiêu của tổ chức Bạch Đằng Giang đăng công khai tại địa chỉ www.bachdanggiang.org ghi rõ “đi đến thay thế độc tài độc đảng bằng đa nguyên dân chủ tự do”, hoàn toàn không có câu “đi đến thay thế Nhà nước CHXHCN Việt Nam, xây dựng chế độ đa nguyên, đa đảng” (Bút lục 0060, 0061).

Rõ ràng cấp sơ thẩm đã tự ý thay thế cụm từ “thay thế độc tài độc đảng” bằng cụm từ “thay thế Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Đó là sự cố tình bịa đặt để gán ghép cho Phạm Bá Hải và tổ chức Bạch Đằng Giang về ý thức chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

- Trở lại vấn đề ủng hộ thành lập công đoàn độc lập bênh vực quyền lợi của công đoàn công nhân. Tôi xin được nhắc lại rằng Nhà nước CHXHCN Việt Nam nói riêng và Nhà nước CHXHCN nói chung đều dựa vào nền tảng các quyền lợi của giai cấp công nhân. Như vậy việc thành lập công đoàn độc lập và bênh vực quyền lợi công nhân chính là ủng hộ Nhà nước CHXHCN Việt Nam chứ không phải chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam như cấp sơ thẩm đã qui kết.

- Việc kêu gọi thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng, theo tôi đây chỉ đơn thuần là một giải pháp cho tiến trình dân chủ hóa đất nước. Các vị lãnh đạo của Nhà nước ta cho rằng chỉ cần 1 Đảng CS lãnh đạo là đủ, đây cũng là 1 giải pháp. Đưa ra 1 giải pháp cho 1 tiến trình dân chủ không phải là nhằm mục đích chống lại Nhà nước CHXHCN VN. Cần nhắc lại rằng khi xóa bỏ chế độ phong kiến truyền ngôi thế tập, các vị lãnh đạo của ta đã mong muốn xây dựng 1 chế độ dân chủ mà ở đó quyền lực thuộc về nhân dân thông qua cơ chế bầu cử để người dân thực hiện quyền lực của mình. Tôi không bình luận về việc đa nguyên, đa đảng là đúng hay sai nhưng tôi cho rằng đa nguyên, đa đảng không phải là 1 giải pháp không có lý.

- Việc cấp học bổng và hỗ trợ cho thương phế binh đơn thuần là một hoạt động nhân đạo của một tổ chức, thiết nghĩ không cần bình luận thêm thì VKS và HĐXX cũng dễ dàng nhận ra.

Bản kết luận điều tra bổ sung số 145/ANTĐ ngày 12/9/2007 của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cho rằng Phạm Bá Hải cấp học bổng là “nhằm mục đích đào tạo thế hệ lãnh đạo trẻ để thay thế các đồng chí lãnh đạo của Đảng CSVN đối với đất nước” là sự suy diễn chủ quan. Nó thể hiện tư duy bảo thủ, trì trệ, tham quyền cố vị và phản khoa học của Cơ quan ANĐT Bộ Công an. Bất cứ ai, kể cả lãnh đạo, đều cũng phải già và chết đi, “tre già măng mọc” là quy luật tiến hóa của xã hội. Nếu lớp trẻ do Phạm Bá Hải cấp học bổng đào tạo có tài năng, đạo đức xứng đáng lãnh đạo đất nước thì đó là việc rất tốt, đáng mừng, là phúc phận của dân tộc Việt Nam. Mục tiêu xây dựng đất nước của Chính phủ Việt Nam là tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì người có đầy đủ tài năng, đức độ hà cớ gì lại không được thay thế các vị lãnh đạo Đảng CSVN để tiếp tục lãnh đạo đất nước?

Như vậy, việc thành lập tổ chức Bạch Đằng Giang với những nhiệm vụ đã nêu trên theo tôi là hướng tới xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ chứ không nhằm hướng tới chống lại Nhà nước XHCN VN.

2) Cấp sơ thẩm nhận định Phạm Bá Hải có 6 bài viết và dựa vào kết luận giám định của ông Nguyễn Minh Nghiệp để quy kết rằng Phạm Bá Hải có ý thức chủ quan là chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam là không thỏa đáng bởi lẽ:

- Thư viết cho Hòa thượng Thích Mãn Giác là thư trao đổi giữa cá nhân với cá nhân, được thu giữ tại nhà riêng (hoặc in từ máy vi tính của Phạm Bá Hải, tài liệu điều tra không nêu rõ, Bút lục 0140). Đây là thư cá nhân của Phạm Bá Hải trao đổi với Hòa thượng Thích Mãn Giác, do vậy người viết thư có thể viết gì tùy thích, thậm chí có thể hư cấu thêm nhiều tình tiết không có thật, v.v… không lý gì một lá thư cá nhân lại phải viết đúng đường lối, chính sách của nhà cầm quyền. Tôi thật sự không hiểu nổi 1 lá thư riêng của một cá nhân lại bị coi là chống Nhà nước.

- 5 bài viết còn lại thì chỉ duy nhất tên bài “Nỗi nhục của Việt Nam trên đường chạy đua với Đài Loan và Hàn Quốc” có đưa vào hồ sơ vụ án và được trưng cầu giám định, còn nội dung những bài này thì không thấy đưa vào, không biết viết những gì, trong phầm thẩm vấn công khai tại tại phiên tòa cấp sơ thẩm cũng không đề cập tới nội dung các bài viết này là gì, không làm sáng tỏ viết sai chổ nào, thì lấy căn cứ nào cho rằng nội dung những bài viết trên là sai trái?

- Trong bài viết: “Nỗi nhục của Việt Nam trên đường chạy đua với Đài Loan và Hàn Quốc”, Phạm Bá Hải cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa và ải Nam Quan là một phần lãnh thổ VN. Phạm Bá Hải đã đau xót khi một phần đất nước của mình bị về tay nước khác giống như anh đau xót khi bị mất một phần thân thể của mình. Cũng cần nhắc lại rằng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của chúng ta thì Trung Quốc là một trong những nước xâm chiếm đất nước ta nhiều nhất. Chắc điều này VKS là người biết rõ hơn. Đau xót khi một phần đất nước về tay một nước khác lẽ nào lại bị xem là chống Nhà nước XHCN Việt Nam?

- 5 bài viết còn lại không thấy cấp sơ thẩm đề cập. Do vậy, theo quy định tại Khoản 1 Điều 184 BLTTHS là “Bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa”, 5 bài viết trên không được đưa ra xem xét tại phiên tòa sơ thẩm nên không thể coi là chứng cứ buộc tội Phạm Bá Hải.

Mặt khác, cấp sơ thẩm dựa vào kết luận giám định số 123/KLGĐTP ngày 25/10/2006 của ông Nguyễn Minh Nghiệp để buộc tội Phạm Bá Hải là không khách quan:

- Về hình thức: Bản kết luận giám định số 123/KLGĐTP này không hợp pháp bởi ông Nguyễn Minh Nghiệp ký tên với tư cách là Giám định viên chịu trách nhiệm giám định nhưng không thấy có Quyết định bổ nhiệm ông Nghiệp là Giám định viên tư pháp của UBND Thành phố HCM hoặc xác nhận chữ ký Giám định viên của UBND Thành phố nên không chứng minh được tư cách Giám định viên của ông Nghiệp. Xác nhận chữ ký ông Nguyễn Minh Sơn (là người giao nhận) của Phòng Kiểm tra văn hóa phẩm xuất nhập khẩu thuộc Sở VH-TT TP HCM là tư cách Phó Phòng kiểm tra VHPXNK, không phải tư cách Giám định viên. Vì vậy, Bản kết luận giám định số 123/KLGĐTP không có giá trị dùng làm chứng cứ buộc tội. (Khoản 3 Điều 9 Pháp lệnh Giám định tư pháp).

Cần nói thêm rằng, Sở VH-TT TP HCM là một cơ quan Nhà nước, một bộ phận cấu thành trong hệ thống bộ máy Nhà nước thì giám định kết luận về một vấn đề mà chính mình là đối tượng bị “chống” thì rõ ràng là không khách quan. Lẽ ra, Cơ quan ANĐT Bộ Công an phải “trưng cầu cá nhân, tổ chức giám định nước ngoài” độc lập (khoản 2 Điều 24 Pháp lệnh GĐTP) chớ không phải từ cấp Cục “trưng cầu ngược” xuống cấp dưới là cán bộ Sở VH-TT TP HCM.

- Về nội dung: Bản kết luận giám định số 123/KLGĐTP kết luận: “Đây là một tài liệu xấu, bài viết có tư tưởng kích động, kêu gọi bằng ngôn ngữ chính trị có tính chất lật đổ, tác động xấu đến tính ổn định xã hội của công cuộc đổi mới, gây hại đến tình hình an ninh quốc gia, vi phạm pháp luật Việt Nam. Tài liệu cho thấy tính chất nguy hiểm của một khuynh hướng chống đối được cấu trúc chặt chẽ bởi một tổ chức, một hệ thống có quy mô lớn, có quan hệ với một thế lực phản động ở nước ngoài, de dọa một cách thực tế lên an ninh quốc gia, sự an toàn xã hội”. Rõ ràng, đây là nhận định có tính chất suy diễn theo ý chí chủ quan của ông Nguyễn Minh Nghiệp, vì ông Nghiệp chỉ lặp đi lặp lặp lại được mấy từ “xuyên tạc”, “nói xấu”, “tài liệu xấu”… mà không chỉ ra được cụ thể câu nào “xuyên tạc” sai sự thật, “xấu” chổ nào, sự thật việc ấy ra sao, xâm hại đến tính ổn định xã hội ở chổ nào, hậu quả thế nào. Ông Nghiệp còn tự cho mình thay quyền cơ quan tố tụng kết luận rằng “hệ thống có quy mô lớn, có quan hệ với một thế lực phản động ở nước ngoài” mà không viện dẫn được “thế lực phản động ở nước ngoài” đó là “thế lực” nào? Cuối cùng, ông Nghiệp cũng chỉ nói chung chung là vi phạm Luật Báo Chí, Nghị định 55/NĐ-CP mà không chỉ ra được vi phạm cụ thể vào điểm, khoản, Điều nào của hai văn bản đó.

Tuy bản án sơ thẩm không nêu rõ về loạt bài viết “Nỗi nhục của Việt Nam trên đường chạy đua với Đài Loan và Hàn Quốc”, nhưng được nêu trong Bản Kết Luận Điều Tra Bổ Sung nên tôi phân tích thêm:

Bài 1: “Cơ hội vượt lên đã bị tước, 1954 - 1975”.

Cơ quan tố tụng cho rằng Phạm Bá Hải “xuyên tạc thành quả đấu tranh giải phóng dân tộc” thông qua câu:

Sự hiếu chiến và tàn bạo của CSVN đã gây ra cho đồng bào miền Bắc ra sao suốt 30 năm, lịch sử đã ghi rõ. CSVN sao không để đồng bào miền Nam, với bối cảnh tương tự, chăm lo phát triển kinh tế, chạy đua với Đài Loan và Hàn Quốc”. Câu đầu Phạm Bá Hải chỉ nói là lịch sử sẽ ghi nhận, không nhận định, không bình luận gì nên không thể suy diễn là “xuyên tạc”. Câu sau, bằng cách dùng từ nghi vấn “sao không” là Phạm Bá Hải đặt ra giả thiết giả dụ về một giai đoạn xã hội, cũng không khẳng định điều gì thì càng không thể quy kết là tác giả xuyên tạc sự thật.

Bài 2: “Thống nhất đất nước - cơ hội nghìn vàng cho phát triển?”

Bị coi là “xuyên tạc sự phát triển kinh tế, phê phán sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước” căn cứ vào đoạn: “Năm 1986 chế độ XHCN đánh dấu sự bần cùng của người dân bằng siêu lạm phát đạt kỷ lục thế giới 777,7%. Đâu rồi những thành tựu xây dựng XHCN ở miền Bắc?”.

Có lẽ cơ quan tố tụng quên rằng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam được coi là Đại Hội đầu tiên mở ra thời kỳ đổi mới nền kinh tế Việt Nam. Vì sao phải đổi mới? Vì nền kinh tế lúc đó bị khủng hoảng nghiêm trọng, Nhà nước Việt Nam phải chọn lựa giữa 2 con đường “đổi mới hay là chết”, và Đại hội VI đã lựa chọn con đường đổi mới.

Nghị quyết Đại hội VI nhận định: “tình hình kinh tế - xã hội đang có những khó khăn gay gắt: sản xuất tăng chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; phân phối, lưu thông có nhiều rối ren; những mất cân đối lớn trong nền kinh tế chậm được thu hẹp, có mặt gay gắt hơn; quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố; đời sống nhân dân lao động còn nhiều khó khăn; hiện tượng tiêu cực xảy ra ở nhiều nơi và có nơi nghiêm trọng.”, “chưa kiên quyết khắc phục chủ quan nóng vội và bảo thủ trì trệ trong bố trí cơ cấu kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế, lại phạm những sai lầm mới, nghiêm trọng trong lĩnh vực phân phối, lưu thông”.

Do đó, Nghị quyết Đại hội VI đề ra phương hướng: “Khẩn trương sửa đổi, bổ sung các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách về cung ứng vật tư, lưu thông hàng hoá, giá, thuế, tín dụng, tiền lương... nhằm khuyến khích các cơ sở và công nhân, nông dân, thợ thủ công hăng hái phát triển sản xuất”. “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhằm tạo ra động lực thúc đẩy các đơn vị kinh tế và quần chúng lao động hăng hái phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế”.

Những trích dẫn từ Văn kiện Đại hội VI ở trên cho thấy Phạm Bá Hải viết đúng thực tế xã hội Việt Nam thời điểm năm 1986 nên cáo buộc “xuyên tạc sự phát triển kinh tế, phê phán sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước” là vô căn cứ.

Bài 3: “Tiến lên XHCN - Mười năm để tìm ra đầu mối dây trói” bị cho là “xuyên tạc đường lối phát triển kinh tế đất nước” có đoạn: “Dân lành được cải thiện đời sống nhiều hay ít, bị kìm kẹp và được giải phóng đến mức độ nào, 30 năm qua và thời gian tới, phụ thuộc vào tay những người CSVN. Họ có nghĩ cơ hội dù muộn màng này là cơ hội lớn của dân tộc hay không, mà thả sức dân, rửa nỗi nhục triền miên nỗi nhục”. Câu đầu từ “Dân lành… đến người CSVN” là nhận định hoàn toàn đúng đắn của Phạm Bá Hải về tình hình thực tế Việt Nam. Đảng CSVN đang lãnh đạo đất nước Việt Nam thì người dân phụ thuộc vào những người CSVN là đúng, chớ chẳng lẽ lại phụ thuộc vào những tay tư bản nước ngoài? Ở câu sau, từ “Họ” là đề chỉ những người CS, người viết đặt câu hỏi là tại sao không “thả sức dân”? Đừng bắt dân làm việc mà dân chưa kham nổi, “khoan sức dân là kế sâu rễ bền gốc” cũng là ý của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã viết trong “Hịch Tướng Sĩ”. Nếu suy diễn rằng đòi hỏi “khoan sức dân” mà là xuyên tạc đường lối thì hóa ra Hưng Đạo Vương cũng là người “xuyên tạc đường lối phát triển kinh tế” của vua Trần?

Bài 4: “Những gì có thể cứu vãn hôm nay” bị quy kết là “nói xấu đường lối lãnh đạo của Đảng CS” qua câu: “Truyền hình CS phải chiếu những phim ảnh của họ để đáp ứng thị hiếu của người dân, bên cạnh ca nhạc, thời trang, v.v… Văn hóa Đảng, phim ảnh tuyên truyền đã làm cho đời sống tinh thần người dân què quặt, mất thăng bằng. Kết quả bi đát ấy là hàng chục ngàn cô gái Việt Nam đi làm dâu xứ người, chịu đựng không biết bao nhiêu tủi nhục trên đất Đài Loan, Hàn Quốc..”, “Giải pháp kinh tế triệt để để rút ngắn khoảng cách cách biệt, xóa dần nỗi quốc nhục; giải pháp chính trị triệt để để duy trì tính hiệu quả và phát huy hết tiềm lực quốc gia. Chương trình hành động của người dân của người dân yêu nước hôm nay là theo tiếng gọi của các nhà Dân Chủ, đòi đa nguyên đa đảng và tổng tuyển cử tự do”.

Trong câu trích dẫn này, Bản Kết luận LĐTBS đã cắt bỏ câu đầu là “Nỗi nhục của nước CHXHCN VN là thua kém và lạc hậu, cái thua kém đè nặng lên lương tri trí thức yêu nước, cái lạc hậu vây kín dân lành và người nghèo” mà chỉ lấy mệnh đề tiếp theo phía sau, làm câu văn trở thành tối nghĩa, sai lạc ý của người viết.

Việc “hàng chục ngàn cô gái Việt Nam đi làm dâu xứ người”, phải sống cảnh nô lệ tình dục, bị đánh đập, thậm chí bị giết chết dã man… là một thực trạng mà không ai có thể phủ nhận. Nói lên một thực trạng xã hội Việt Nam mà ai cũng biết thì không phải là “nói xấu Đảng”. Thực tế không thể chối cãi là kinh tế nước ta không thể phát triển bằng Đài Loan, Hàn Quốc, chúng ta lạc hậu hơn họ, dân ta nghèo hơn dân họ. Nói chúng ta cảm thấy nhục với những nước có cùng điều kiện, hoàn cảnh như ta nhưng họ phát triển, văn minh hơn ta là hoàn toàn đúng. Chẳng lẽ chúng ta lại tự hào, hãnh diện vì nước mình thua kém và lạc hậu hơn nước khác hay sao?

Bộ Luật Hình Sự không có tội danh nào quy định hành vi “nói xấu đường lối lãnh đạo của Đảng CS” nên “nói xấu đường lối lãnh đạo của Đảng CS” (nếu có) cũng không phải là chống Nhà nước XHCN.

Xét về tổng thể toàn bộ các bài viết của Phạm Bá Hải thì tình tiết, số liệu về tình hình kinh tế VN đưa vào dẫn chứng trong bài viết đều chính xác. Khi đánh giá một tác phẩm chúng ta phải đánh giá trên cơ sở toàn diện, khách quan, chớ không được quyền cắt khúc câu chữ ra khỏi bối cảnh chung của bài viết rồi suy diễn sai lạc theo ý người đọc như Bản kết luận giám định và Bản KLĐTBS đã làm.

Do đó, có thể khẳng định rằng, những bài viết trên là dựa trên sự kiện chính xác, thể hiện tư tưởng phản kháng của Phạm Bá Hải đối với những nhân tố, yếu tố cản trở sự tiến bộ xã hội chớ không nhằm mục đích chống Nhà nước XHCN VN.

3- Hành vi tham gia vào Khối 8406:

Tại Quyết định số 127/2007/QĐ-THS ngày 19/7/2007 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh “hoạt động của 8406 chống chính quyền nhân dân như thế nào?” thì Bản kết luận điều tra bổ sung số 145/ANTĐ ngày 12/9/2007 của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã không cung cấp thêm được tài liệu, chứng cứ nào.

Tại phiên tòa hôm nay, nếu VKS chỉ ra được tài liệu, chứng cứ thể hiện được kết luận hoạt động của khối 8406 là nhằm chống Nhà nước XHCN Việt Nam, tài liệu đã được Chính phủ Việt Nam công bố một cách công khai hay chưa, nếu có thì tôi đồng ý rằng Phạm Bá Hải đã có mục đích chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Nếu VKS không cung cấp thêm được chứng cứ mới thì hành vi này đương nhiên không phạm vào tội tuyên truyền chống NN CHXHCN VN.

Thưa HĐXX!

Từ những lập luận đã trình bày ở trên, tôi kính đề nghị HĐXX tuyên bố Phạm Bá Hải không phạm tội tuyên truyền chống NN CHXHCN VN. Để cùng VKS làm sáng tỏ hành vi của Phạm Bá Hải, tôi tóm tắt 4 vấn đề chính để tranh luận:

- Như thế nào là chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam?

- Hành vi thành lập tổ chức Bạch Đằng Giang và viết bài của Phạm Bá Hải có nhằm mục đích chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam hay không?

- Hành vi tham gia vào khối 8406 có nhằm mục đích chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam hay không?

- Kết luận giám định có khách quan hay không?

Xin cảm ơn HĐXX đã lắng nghe tôi trình bày!

Luật sư LÊ TRẦN LUẬT

Friday August 8, 2008 - 04:47pm

Read More