Trung Quốc ở Châu Phi - Báo Cáo Đặc Biệt
Báo Cáo Đặc Biệt:
Trung Quốc ở Châu Phi
Nguồn: www.anhbasam.tk
Richard Behar
Fast Company Magazine
June 1 - 2008
Người dịch: Trần Hoàng
Phía Nam của sa mạc Sahara hiện nay là quang cảnh của một trong những cuộc chiếm đoạt tài nguyên bóc lột tới tận xương mà thế giới đã và đang chứng kiến.
Trong khi Mỹ đang bận rộn với cuộc chiến ở Iraq (tốn kém 500 tỉ đô la và vẫn còn đang gia tăng), và trong lúc các nhà kinh tế học hàng đầu đang tiếp tục viết ra những bài nghiên cứu tranh luận: liệu các nguồn tài nguyên quan trọng dành cho sự sống đang cạn dần hết rồi hay không, thì các nhà lãnh đạo Trung Quốc không bỏ mất bất cứ cơ hội nào. Trong vòng một vài ba năm, Trung Quốc đã và đang trở thành một quốc gia đầu tư hung hản nhất ở Phi Châu.
Không cần phải hỏi, cuộc xâm lăng trong lĩnh vực thương mại nầy là một trong những biến cố quan trọng nhất ở vùng phía nam của sa mạc Sahara kể từ khi chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh (1945-1991) – một nồ lực to lớn quan trọng nhất và đầy ấn tượng đang tái vẽ lại bản đồ kinh tế toàn cầu. Một cựu thứ trưởng bộ ngoại giao của Mỹ đã gọi nó là một cơn sóng thần. Một số những người khác gọi miền nầy là Châu Phi của Trung Quốc.
Hiện đang có nhiều người Trung Quốc sống ở Nigeria (Phi Châu) hơn số lượng những người Anh từng sống ở đây suốt khoảng thời gian thịnh vượng nhất của Vương Quốc Anh. Từ những tập đoàn do nhà nước làm chủ, đến những tập đoàn liên doanh với nhà nước và cho tới những người chủ các doanh nghiệp nhỏ, những người Trung Quốc đang phá hủy khắp đại lục Châu Phi.
Hơn một triệu công dân người Trung Quốc đang di chuyển lòng vòng từ chỗ nầy đến chỗ khác ở Phi Châu. Mỗi một dự án khổng lồ được thông báo bởi chính quyền Trung Quốc lại sinh ra những nền kinh tế phụ thuộc đi kèm theo đó và những cao ốc đông đúc người trú ngụ, tựa như là những làn sóng nhỏ của một viên đá (được ném ra và) lan tỏa trên khắp mặt hồ.
Bắc Kinh đã tuyên bố năm 2006 “là Năm của Phi Châu,” và các nhà lãnh đạo Trung Quốc hết người nầy lại đến người khác đã và đang thực hiện những cuộc viếng thăm Phi Châu. Không một cường quốc nào khác đã tỏ ra có sự quan tâm tương tự, hay có công sức tương tự, hay có khả năng thuần nhất để gây thiện cảm với các nhà lãnh đạo Phi Châu. Và cũng không giống như nổ lực không có tính chất đều đặn của Mỹ ở Iraq, người Trung Quốc không tuyên truyền nền dân chủ, thưa các bạn. Người Trung Quốc có mặt ở đó để lấy những cái gì mà họ cần để cung cấp cho nền công nghiệp của họ. Hiện tượng nầy có tên ở miền phía nam của sa mạc Sahara là: Các Món ăn đem về nhà của người Đại Hán.
Ý kiến bởi James Forrest
Chúng tôi đang toan tính để tài trợ tiền bạc cho việc xây dựng một đường rầy xe lửa ở miền Copperbelt. Người Trung Quốc đã mua một mỏ đồng và mang vào 2000 người công nhân Trung Quốc để họ không phải thuê mướn những người Zambia. Đây không phải là những gì mà những người Zambia đã từng mong đợi khi mà chính quyền Zambia đã ban đặc quyền cho công ty khoáng sản Trung Quốc Chambishi Mining. Những vali tiền bạc của người Trung Quốc và những món tiền cho mượn mà không lấy tiền lời thì không phải là chuyện giỡn. Những nhà lãnh đạo nước Zambia đang đùa với lửa. Một bài báo từ nhật báo Zambia Times Popular viết rằng: lòng tức giận hướng tới người Trung Quốc đang ngày càng gia tăng. “Người Trung Quốc không được ưa thích (ở Zambia). Người ta không cần họ có mặt ở đây”
*******************************
Những Người Phi Châu Đang Bị Đánh Đập Tàn Bạo tại những Xí Nghiệp của người Trung Quốc,
Robyn Dixon, phóng viên của báo Times,
ngày 6-10-2006
Maamba, Zambia –
Sâu hun hút trong một đường hầm của vùng mỏ Collum, bụi than bay thành vòng dày đặt, và bụi làm nghẹt thở những công nhân tựa như Chengo Nguni. Anh ta mô tả công việc trả lương 2 đô la mỗi ngày bằng một tiếng thở dài: Người giám thị của anh ta la hét không dứt bằng thứ tiếng Trung Quốc. Đôi giày bằng cao su của Chengo bị hở lổ. Những cái nút để kiếm soát dòng quặng đồng rời khỏi mỏ thường thường gây ra một cú điện giựt mỗi khi chạm vào. Nhưng điều khốn nạn nhất về đời sống trong những mỏ do người Trung Quốc làm chủ ở miền Nam của Zambia là không có được một ngày nghĩ hàng tuần. Ấy là điều chưa từng có bao giờ.
Quyền lực Bắc Kinh: Một giám thị người TQ đang nhắc nhở công nhân địa phương khi những cộng nhân nầy đang đào một cái mương ở Kabwe, Zambia
Peking power: A Chinese supervisor cajoles local workers as they dig a trench in Kabwe, Zambia
Khi viên bộ trưởng của chính quyền Zambia chúa ý tới miền nầy, bà Alice Simango, đã nhìn thấy những điều kiện làm việc tại vùng mỏ Collum, bà đã gạt lệ khóc trên hệ thống truyền hình quốc gia và cáo buộc giới quản lý Trung Quốc đang đối xử với các công nhân người Zambia như những súc vật, buộc lòng chính quyền Zambia đóng mỏ Collum trong 3 ngày vào tháng 7-2006.
Sự đói khát của Trung Quốc về nguồn vật liệu ròng và năng lượng đang lèo lái cuộc đầu tư mới khắp đại lục Phi Châu, với thương mại giữa Trung Quốc và đại lục nầy tăng cao hơn 3 lần kể từ năm 2000 tới hơn 40 tỉ đô la mỗi năm.
Trung Quốc là thị trường chính cho dầu hỏa của nước Sudan. Trung Quốc cũng đang đầu tư vào dầu hỏa của nước Nigeria, Trung Quốc cung cấp cho nước Angola giàu nguồn dầu hỏa mượn tiền 2 tỉ đô la với các điều kiện rất dễ dàng và cải thiện các mối liên hệ vói Tổng thống Robert Mugane của chế độ độc tài Zambia, hành động của TQ đã bị chỉ trích bới các nhà kinh tế và các nhà hoạt động nhân quyền.
Những người chỉ trích nói rằng các tiêu chuẩn lao động và môi trường của người Trung Quốc thường là rất thấp. Ở Ghanna, các nhà môi trường đã và đang cáo buộc công ty dầu hỏa Sinopec về việc làm ô nhiễm một công viên quốc gia. Ở Zambia, đang có một biểu tình có bạo động về chuyện các mức lương bổng thấp và các điều kiện nghèo nan trong các xí nghiệp của người Trung Quốc.
Tại một mỏ đồng của nước NFC Phi Châu, một mỏ do người Trung Quốc làm chủ ở miền đông bắc của Zambia, hàng trăm công nhân người Zambia đã biểu tình bạo động vào cuối tháng 7, vì các báo cáo cho rằng giới quản lý người Trung Quốc đã từ chối tăng lương. 4 người công nhân Zambia đã bị bắn và bị thương bởi các công nhân người Trung Quốc của công ty nầy. Một người công nhân khác đã bị bắn bởi cảnh sát.
Cũng giống như những người công nhân tại mỏ Collum, những công nhân NFC đã làm reo chống lại các điều kiện làm việc nghèo nàn, lương thấp, và các tiêu chuần an toàn lỏng lẻo. Năm ngoái, một vụ nổ tại một xí nghiệp chất nổ thuộc công ty con của NFC ở Chambishi đã giết chết toàn bộ các công nhân người Zambia đang làm việc ở đây – hơn 50 người chết. NFC là một xí nghiệp của tập đoàn Kim-Loại -không-phải- thuộc-nhóm-Sắt do nhà nước Trung Quốc làm chủ.
Những người xứ Công Gô liều tính mạng của họ để đào qua những núi quặng thải để tìm kiếm những mãnh quặng kim loại.
The Congolese risk their lives digging through mountains of mining waste looking for scraps of metal ore
Sự tức giận ngày càng gia tăng đã châm ngòi một cuộc tranh luận trong các cuộc bầu cử tổng thống ở Zambia hồi gần đây, với việc đại sứ Trung quốc tại Zambia đưa ra lời bình luận đề nghị rằng Bắc Kinh có thể cắt đứt mối quan hệ với Zambia, và các nhà đầu tư Trung Quốc có thể rút ra khỏi nước nầy nếu như ứng cử viên đối lập hàng đầu Michael Sata thắng cuộc tuyển cử ngày 28 tháng 9 nầy.
Michael Sata đã từng hăm dọa đuổi cổ những nhà thương mại Trung Quốc ra khỏi nước nếu ông ta thắng cử trở thành tổng thống. Tuy vậy Sata đã thua trong cuộc tuyển cử ấy, và ông ta đã cáo buộc có gian lận bầu cử khắp nơi.
Đánh trả: Phóng viên Peter Hitchens với Michael Sata, nhà chính trị đối lập có biệt danh là Vua Rắn hổ mang
Fighting back: Peter Hitchens with Michael Sata, the opposition politician nicknamed ‘King Cobra’
Trong cao điểm của chiến dịch vận động tranh cử, đảng Tiền Phong Yêu nước của ông Michael Sata đã cho rằng sự sử dụng các computer của Trung Quốc để đếm phiếu có thể làm thiên lệch kết quả nghiên về phía có lợi cho chính quyền đương nhiệm, các nhân viên tòa đại sứ Trung Quốc đã mạnh mẻ chối bỏ lời cáo buộc nầy.
***********************************************
Fast Company: Special Report: China In Africa
Richard Behar
The sub-Sahara is now the scene of one of the most bare-knuckled resource grabs the world has ever seen.
While America is preoccupied with the war in Iraq (cost: half a trillion dollars and counting), and while think-tank economists continue to spit out papers debating whether vital resources are running out at all, China’s leadership isn’t taking any chances. In just a few years, the People’s Republic of China (PRC) has become the most aggressive investor-nation in Africa.
This commercial invasion is without question the most important development in the sub-Sahara since the end of the Cold War — an epic, almost primal propulsion that is redrawing the global economic map. One former U.S. assistant secretary of state has called it a “tsunami.” Some are even calling the region “ChinAfrica.”
There are already more Chinese living in Nigeria than there were Britons during the height of the empire. From state-owned and state-linked corporations to small entrepreneurs, the Chinese are cutting a swath across the continent. As many as 1 million Chinese citizens are circulating here. Each megaproject announced by China’s government creates collateral economies and population monuments, like the ripples of a stone skimmed across a lake.
Beijing declared 2006 the “Year of Africa,” and China’s leaders have made one Bono-like tour after another. No other major power has shown the same interest or muscle, or the sheer ability to cozy up to African leaders. And unlike America’s faltering effort in Iraq, the Chinese ain’t spreading democracy, folks. They’re there to get what they need to feed the machine. The phenomenon even has a name on the ground in the sub-Sahara: the Great Chinese Takeout. …….
COMMENT BY JAMES FORREST
We are attempting to finance the construction of a railroad in the Copperbelt region. The Chinese bought a mine and brought in 2,000 Chinese workers so they would not have to hire Zambians.
This is not what the Zambians expected when the Zambian Government granted the concession to Chambishi Mining Plc. The Chinese briefcases and zero interest loans are no joke. They play rough. Here is an article from the Zambian Times Popular resentment toward the Chinese is growing. “They’re not liked. They’re not wanted here.”
——————————————
Africans Lash Out at Chinese
Employers
by Robyn Dixon,
Times Staff Writer
October 6, 2006 MAAMBA, Zambia —
Deep in the tunnel of the Collum mine, coal dust swirls thickly, and it’s stifling for workers such as Chengo Nguni. He describes his $2-a-day job with a sigh: His supervisor yells incomprehensibly in Chinese. His rubber boots leak. The buttons to control the flow of ore out of the mine often deliver an electric shock. But the worst thing about life in the Chinese-owned mine in southern Zambia is that there is no such thing as a day off. Ever.
When the government minister concerned with the region, Alice Simango, saw the conditions at the Collum mine, she wept on national television and accused the management of treating workers like animals, prompting the government to close the mine for three days in July. China’s hunger for raw materials and energy is driving new investment across Africa, with trade between China and the continent up more than 300% since 2000 to more than $40 billion a year.
China is the main market for Sudan’s oil. It has invested in Nigerian oil, provided oil-rich Angola with a $2-billion loan with easy terms and improved relations with Robert Mugabe’s Zimbabwean regime, which is criticized by economists and human rights activists.
Critics say Chinese environmental and labor standards are often poor. In Ghana, environmentalists have accused Chinese oil company Sinopec of desecrating a national park. In Zambia, there is a growing backlash over low wages and poor conditions in Chinese operations.
At the NFC Africa copper mine in Chambishi, a Chinese-owned operation in northeastern Zambia, hundreds of workers rioted in late July over reports that the management was reneging on a pay increase. Four were shot and wounded by Chinese employees of the company. Another was shot by police. Like their counterparts at the Collum mine, the NFC workers rail against poor working conditions, low pay and lax safety standards. Last year, a blast at an NFC subsidiary explosives factory in Chambishi killed every worker on the site — more than 50 people. NFC is a subsidiary of China’s government-owned Chinese Non-Ferrous Metals Corp.
The growing resentment sparked an acrimonious debate in Zambia’s recent presidential elections, with Chinese Ambassador Li Baodong making comments suggesting that Beijing might sever ties and investors might pull out if leading opposition candidate Michael Sata won the Sept. 28 vote. Sata, who at one point threatened to expel Chinese traders if he became president, lost the election, and he alleged massive vote fraud. In the heat of the campaign, his Patriotic Front claimed that the use of Chinese computers to tally the count could skew results in the government’s favor, an accusation strongly denied by Chinese Embassy officials.
http://www.fastcompany.com/magazine/126/special-report-china-in-africa.html
http://www.dailymail.co.uk/news/worldnews/article-1063198/PETER-HITCHENS-How-China-created-new-slave-empire-Africa.html#comments
0 nhận xét:
Đăng nhận xét