Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010

Hãy cùng ký tên: Kiến nghị về dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên ( mới )

Chúng tôi hiểu thực hiện lời thỉnh cầu khẩn thiết này có nghĩa là phải thực hiện một quyết định rất đau đớn chưa hề có trong lịch sử kinh tế nước ta và sẽ là một tổn thất lớn mà nền kinh tế nước ta phải chịu đựng – nhất là Nhà máy chế biến alumina Tân Rai đã hoàn thành được một phần lớn và đã làm được nhiều việc quan trọng trong triển khai dự án Nhà máy Nhân Cơ. Chỉ có lòng dũng cảm và ý thức trách nhiệm tuyệt đối đối với vận mệnh quốc gia của các vị cùng với sự thông cảm của đồng bào cả nước mới đủ sức đi tới thực hiện quyết định khó khăn này. Song thà chịu như vậy còn hơn để lại hậu họa khôn lường cho mai sau, kính mong Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ xem xét và chấp nhận.

Chúng tôi đồng thời kêu gọi đồng bào trong cả nước và sống ở nước ngoài đồng thanh lên tiếng ủng hộ 5 đề nghị cụ thể nêu trên và ký tên vào kiến nghị này, có ghi rõ nghề nghiệp hay chức vụ (nếu có). Thư từ xin gửi về theo địa chỉ bauxitevn@gmail.com, có kèm theo địa chỉ cư trú, địa chỉ e-mail, và số điện thoại của quý vị; để bảo đảm bí mật về sự riêng tư, khi đưa danh sách lên trang BVN, các thông tin này sẽ được lược bỏ.

Làm tại Hà Nội, ngày 9 tháng 10 năm 2010

Kiến nghị về dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, với tấm gương về thảm họa vỡ hồ bùn đỏ ở nhà máy Ajka Timfoldgyar, Hungary

 

Thưa quý Anh Chị,

Thảm họa hồ bùn đỏ ở Hungary vừa xảy ra làm chấn động mọi người Việt chúng ta, khiến không ai còn có thể yên lòng với việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Một số anh chị em chúng tôi, trong đó có những thành viên cũ của Nhóm IDS và những thành viên của NhómBVN, vẫn cứ tha thiết và kiên định về vấn đề bauxite Tây Nguyên, đã phối hợp khởi thảo một Kiến nghị mới yêu cầu ngừng ngay các dự án khai thác bauxite đang triển khai ở Tân Rai và Nhân Cơ để tránh cho đất nước mọi hậu họa cầm chắc sẽ xảy tới.

Cũng như các lần viết kiến nghị trước, lần này chúng tôi cũng xin gửi đến một danh sách chọn lọc những nhà trí thức đã ký vào đợt đầu bản Kiến nghị tháng Tư năm 2099. Nếu quý Anh Chị tán thành kiến nghị của chúng tôi thì xin gửi phản hồi ngay đến địa chỉ  "Bauxite Vietnam" <bauxitevn@gmail.com>,  sẽ có những anh chị em lên danh sách và công bố trên trang mạng Bauxite Việt Nam song song với việc gửi đến các cơ quan quyền lực của Nhà nước.

Xin chúc quý Anh Chị dồi dào sức khỏe.

Thay mặt Nhóm khởi thảo: Nguyễn Huệ Chi

 

 

Ngày 05-10-2010 đã xảy ra sự cố vỡ hồ bùn đỏ chứa phế thải từ việc sản xuất alumina cho luyện nhôm của Nhà máy Ajka Timfoldgyar tại vùng Ajka, cách thủ đô Budapest 160 km về phía Tây Nam. Khoảng 1,1 triệu m3 nước thải bùn đỏ từ hồ bị vỡ này đổ xuống các vùng thấp chung quanh rộng gần 40 km2 và một số con sông, trong đó có sông Danube. Trong vùng xảy ra tai nạn có thị trấn Kolontar hoàn toàn bị ngập trong màu đỏ chết người. Tai nạn này cuốn trôi khoảng 270 căn nhà, phá hủy nhiều cầu đường, làm bị thương (dưới dạng bị bỏng hóa chất) 150 người do các hóa chất độc hại có chất ăn mòn cao trong bùn gây ra, 7 người chết và làm hư hại nhiều xe cộ, tài sản khác. Số người thương vong còn có thể tăng lên do tác động của bùn đỏ chứa hóa chất tiếp tục ngấm vào cơ thể những người đã tiếp xúc với chất thải này khi hồ vỡ.

Chính phủ Hungary coi đây là thảm họa hóa chất thảm khốc nhất trong lịch sử quốc gia này. Thủ tướng Hungary Viktor Orban nhận định thảm họa này có nhiều khả năng do lỗi của con người gây ra, vì xảy ra trong lúc tình hình thời tiết hoàn toàn bình thường, không có mưa và chưa đến mùa tuyết rơi; trước khi xảy ra tai nạn hai tuần, một phái đoàn thanh tra chính phủ đã có chuyến đi kiểm tra hồ và không thấy có dấu hiệu gì khác thường; trong khi đó nhà máy vẫn thường xuyên nhắc lại cam kết với nhà nước hồ bùn đỏ này không nguy hiểm... Thủ tướng Viktor Orban đánh giá thảm họa này lớn gấp nhiều lần so thảm họa tương tự đã xảy ra ở vùng Baia Mare tại Romania năm 2000. Trước tình hình như vậy Thủ tướng Viktor Orban đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong vùng nơi xảy ra thảm họa. Bùn đỏ đang chảy vào sông Danube và sông Raab.

Theo nhận định của người phát ngôn thuộc Cơ quan Quản lý thảm họa của Hungary, ông Tibor Dobson, thảm họa này sẽ có thể ảnh hưởng đến 6 nước hạ lưu là Croatia, Serbia, Bulgaria, Moldova, Ukraina và Romania, và có nguy cơ trở thành thảm họa sinh thái châu Âu. Tại một số nơi nhiều thủy sản cây cối, hoa màu và gia súc đã chết. Nhìn chung chưa đánh giá được toàn diện thiệt hại. Quốc vụ khanh Illes nói các đội cứu hộ của Hungary đang làm việc một cách tuyệt vọng, phải mất ít nhất một năm và hàng chục triệu đô-la mới xử lý được; Hungary kêu gọi sự hỗ trợ của Liên minh Châu Âu.

Thảm họa vỡ hồ bùn đỏ Ajka ở Hungary là lời cảnh báo nghiêm khắc đối với vấn đề hồ bùn đỏ chứa chất thải trong sản xuất alumina ở Tây Nguyên.

Lường trước nguy cơ không thể kiểm soát nổi vấn đề bùn đỏ độc hại trong sản xuất alumina ở Tây Nguyên, chúng tôi, những người Việt Nam gắn bó với vận mệnh tồn vong của đất nước ký tên trong bản kiến nghị này, khẩn thiết yêu cầu

- Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,

- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

- Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(1) Quyết định cho ngừng ngay việc xây dựng Nhà máy Tân Rai ở Lâm Đồng để nghiên cứu tiếp cách xử lý;

(2) Tạm hủy dự án đang đàm phán tiếp với đối tác nước ngoài về Nhà máy Nhân Cơ ở Đắc Nông;

(3) Tạm thời đình chỉ việc triển khai toàn bộ tổng dự án hiện thời về việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên để tổ chức nghiên cứu lại một cách nghiêm túc và khoa học;

(4) Lập nhóm nghiên cứu độc lập (nhóm đặc nhiệm) gồm những cá nhân có uy tín và có tâm huyết với đất nước trong giới các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế và những người hoạt động xã hội độc lập, để tiến hành nghiên cứu lại toàn bộ vấn đề bauxite Tây Nguyên.

(5) Những kết quả nghiên cứu lại một cách tổng thể vấn đề bauxite Tây Nguyên của nhóm đặc nhiệm này sẽ được trình bày trước Quốc hội, đồng thời được đem ra trưng cầu ý kiến nhân dân cả nước về đề tài kinh tế - xã hội vô cùng nhạy cảm này để quyết định.

5 yêu cầu nêu trên của chúng tôi dựa vào các lý do sau đây:

Một là: Hầu hết các phản biện trong nhiều cuộc hội thảo được tiến hành năm 2008 và năm 2009 đã chứng minh có sức thuyết phục là việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên để sản xuất alumina như đang triển khai là phi kinh tế, hủy hoại môi trường, để lại nhiều hệ quả khó lường về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội, uy hiếp nghiêm trọng an ninh quốc phòng của quốc gia.

Hai là: Chưa nói đến những khoản đầu tư là rất lớn, rất đắt, nhưng khả năng sinh lời trong khai thác bauxite Tây Nguyên lại không hiện thực, thậm chí hầu như chắc chắn là lỗ, việc khai thác bauxite Tây Nguyên để sản xuất quặng sơ chế alumina rất khó cân đối được đầu vào về nguồn nhiên liệu và nguồn nước vốn rất khan hiếm ở Tây Nguyên; việc từ quặng sơ chế alumina để sản xuất ra nhôm hoàn toàn bị loại trừ vì không có đủ nguồn điện. Các phản biện của các cuộc hội thảo năm 2008 và năm 2009 đã chứng minh không thể phản bác được những nhận định này. Việc sản xuất ra alumina với khối lượng một vài triệu tấn/năm là quá nhỏ so với thị trường bauxite/nhôm trên thế giới và trong thực tế chỉ có thể bán được cho một thị trường duy nhất là Trung Quốc, vì cước phí vận tải biển rất cao; tình hình này sẽ tạo ra nguy cơ phụ thuộc kinh tế và chính trị rất bất lợi cho đất nước. Nếu định nâng sản xuất alumina lên 5 – 6 triệu tấn/năm vào năm 2020 như dự kiến, thì đấy vẫn chỉ là một thị phần rất nhỏ trong thị trường bauxite/nhôm thế giới và cũng vẫn chỉ có thể bán cho một người mua duy nhất là Trung Quốc, vì xu thế chung trên thế giới hiện nay là sản xuất nhôm ngay tại chỗ khai thác bauxite để giảm chi phí vận tải. Cứ sản xuất 1 tấn alumina sẽ tạo ra 3 tấn bùn thải có chứa hóa chất độc hại; càng sản xuất nhiều đòi hỏi phải có hồ chứa bùn đỏ càng lớn, nguy cơ thảm họa môi trường càng lớn. Không thể hình dung nổi nguy cơ thảm họa môi trường của một hồ chứa bùn đỏ hàng triệu hay hàng chục triệu m3 treo lơ lửng trên đầu đồng bằng sông Đồng Nai và miền Bắc Nam Bộ, miền Nam Trung bộ, nơi có hàng chục triệu dân cư sinh sống. Tây Nguyên là vùng đầu nguồn của những con sông huyết mạch và có tầm ảnh hưởng quan trọng tới các vùng kinh tế trọng yếu của đất nước. Trong khi đó, do tác động biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai ở miền Trung và ở Tây Nguyên xảy ra với tần số và cường độ ngày càng lớn; chưa kể đến tình hình khí hậu và kiến tạo địa hình nơi khai thác bauxite ở Tây Nguyên khắc nghiệt hơn rất nhiều (mưa cường độ lớn và tập trung trong mùa mưa, địa hình đất đai có độ dốc cao…) so với vùng Ajka ở Hungary. Ajka là vùng tương đối thấp, trong khi các vùng dự định khai thác bauxite ở Tây Nguyên đều ở trên cao, thuộc vùng Nam Trường Sơn với sườn phía Đông dốc đứng. Các hồ chứa bùn đỏ ở đây sẽ là những quả bom độc treo trên đầu hàng nhiều chục triệu người với tai họa khôn lường. Ngoài ra khả năng quản lý, thực thi pháp luật, lực lượng vật chất kỹ thuật phòng hộ chống thiên tai… của ta hiện nay chưa thể so sánh với Hungary.

Ba là: Các khảo sát nghiêm túc của nhiều nhà khoa học và kinh tế đã được trình bày trong các hội thảo năm 2008 và năm 2009 và đã được nêu lên trong nhiều kiến nghị gửi đến Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ cho thấy: Hiện tại và trong một vài năm tới hoặc lâu hơn vấn đề vận tải (dù là phương án đường bộ hay đường sắt) và cảng cho việc sản xuất và xuất khẩu alumina hoàn toàn bế tắc. Các tuyến đường bộ và cảng được dự kiến trong các dự án của Tập đoàn Than & Khoáng sản (TKV) nếu định thực hiện cũng phải mất một vài năm và phải chi thêm những khoản đầu tư rất lớn, vì những tuyến đường bộ hiện có định đưa vào sử dụng đều hẹp, nhiều cua gấp tay áo và có nhiều đèo dốc cao, không thể sử dụng cho xe vận tải lớn với trọng tải và lưu lượng lớn; nếu thực hiện phương án vận tải đường sắt thì còn phải chi thêm nhiều tỷ đô-la và cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn nữa. Điều này cũng có nghĩa nhà máy sản xuất alumina Tân Rai nếu làm xong, cũng có thể có nguy cơ phải nằm đắp chiếu để đấy một thời gian.

Bốn là: Giả thiết rằng các tuyến đường vận tải và cảng đã sẵn sàng, một giả thiết hoàn toàn không tưởng, chi phí cho vận tải chở các nguyên liệu và than lên núi cho sản xuất và chở alumina xuống núicho xuất cảng rất lớn, vì đoạn đường quá dài (khoảng gần 200 km hoặc hơn nữa, tùy phương án lựa chọn), sẽ đội giá thành lên rất cao. Điều này có nghĩa chỉ riêng vấn đề chi phí vận tải trên bộ để xuất cảng theo giá FOB đã gây ra nguy cơ thua lỗ lớn. Luận chứng này cũng đã được chứng minh trong nhiều tham luận khoa học có liên quan trong suốt năm 2008 và năm 2009.

Năm là: Nhữngvấn đề về văn hóa xã hội, từ đó dẫn đến những vấn đề về dân tộc ở Tây Nguyên vừa qua đã khá phức tạp, hoàn toàn chưa thể coi là ổn định; nay thêm dự án bauxite với nhiều tác hại đã chỉ ra, chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống mọi mặt của các dân tộc tại chỗ, càng làm suy thoái văn hóa các tộc người Tây Nguyên, làm rắc rối thêm các vấn đề xã hội, sẽ khiến tình hình trầm trọng hơn, cả về an ninh và quốc phòng ở vùng chiến lược này.

 

Sáu là: Với 5 lý do trình bày trên, chúng tôi thấy việc thực hiện 5 yêu cầu nêu trong kiến nghị này là phương án an toàn nhất, có thể giúp đất nước có đủ thời gian tìm ra những phương án tối ưu trong việc xem xét vấn đề bauxite Tây Nguyên nói riêng và cho vấn đề phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên nói chung. Nhìn lâu dài về tổng thể, 5 yêu cầu nêu trong kiến nghị này còn là phương án tốt nhất, kinh tế nhất và toàn diện nhất, với nghĩa các tổn thất do phải tạm hủy ngay hoặc thậm chí có khi phải đi tới kết luận sẽ phải hủy hoàn toàn việc khai thác bauxite Tây Nguyên, dù sao sẽ vẫn còn “rẻ” hơn cái giá phải trả không thể lường hết được và thậm chí không thể cứu vãn được cho những hệ quả và thảm họa có thể xảy ra.

Thưa các vị lãnh đạo nhà nước,

Chúng tôi hiểu thực hiện lời thỉnh cầu khẩn thiết này có nghĩa là phải thực hiện một quyết định rất đau đớn chưa hề có trong lịch sử kinh tế nước ta và sẽ là một tổn thất lớn mà nền kinh tế nước ta phải chịu đựng – nhất là Nhà máy chế biến alumina Tân Rai đã hoàn thành được một phần lớn và đã làm được nhiều việc quan trọng trong triển khai dự án Nhà máy Nhân Cơ. Chỉ có lòng dũng cảm và ý thức trách nhiệm tuyệt đối đối với vận mệnh quốc gia của các vị cùng với sự thông cảm của đồng bào cả nước mới đủ sức đi tới thực hiện quyết định khó khăn này. Song thà chịu như vậy còn hơn để lại hậu họa khôn lường cho mai sau, kính mong Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ xem xét và chấp nhận.

Chúng tôi đồng thời kêu gọi đồng bào trong cả nước và sống ở nước ngoài đồng thanh lên tiếng ủng hộ 5 đề nghị cụ thể nêu trên và ký tên vào kiến nghị này, có ghi rõ nghề nghiệp hay chức vụ (nếu có). Thư từ xin gửi về theo địa chỉ bauxitevn@gmail.com, có kèm theo địa chỉ cư trú, địa chỉ e-mail, và số điện thoại của quý vị; để bảo đảm bí mật về sự riêng tư, khi đưa danh sách lên trang BVN, các thông tin này sẽ được lược bỏ.

Làm tại Hà Nội, ngày 9 tháng 10 năm 2010

Ký tên

GS Hoàng Tụy,

Trần Việt Phương,

Nhà văn Nguyên Ngọc,

Trần Đức Nguyên,

TS Lê Đăng Doanh,

GSTS Chu Hảo,

Phạm Chi Lan,

Nguyễn Trung,

TS Nguyễn Quang A,

GS Tương Lai,

GS Nguyễn Huệ Chi, 
Nhà giáo Phạm Toàn,

GSTS Nguyễn Thế Hùng.

DANH SÁCH KÝ KIẾN NGHỊ VỀ DỰ ÁN KHAI THÁC BAUXITE Ở TÂY NGUYÊN

1.

GS Hoàng Tụy

Thành viên cũ nhóm IDS

2.

Trần Việt Phương

Thành viên cũ nhóm IDS

3.

Nhà văn Nguyên Ngọc

Thành viên cũ nhóm IDS

4.

Trần Đức Nguyên

Thành viên cũ nhóm IDS

5.

TS Lê Đăng Doanh

Thành viên cũ nhóm IDS

6.

GSTS Chu Hảo,

Thành viên cũ nhóm IDS

7.

Phạm Chi Lan

Thành viên cũ nhóm IDS

8.

Nguyễn Trung

Thành viên cũ nhóm IDS

9.

TS Nguyễn Quang A

Thành viên cũ nhóm IDS

10.

GS Tương Lai

Thành viên cũ nhóm IDS

11.

GS Nguyễn Huệ Chi

BVN

12.

Nhà giáo Phạm Toàn

BVN

13.

GSTS Nguyễn Thế Hùng

BVN

14.

GS TS Ngô Vĩnh Long

Hoa Kỳ

15.

TS Vũ Quang Việt

Hoa Kỳ

16.

GS TS Trần Hữu Dũng

Hoa Kỳ

17.

Nhà thơ Nguyễn Duy

TP. HCM

18.

Nhà thơ Bùi Minh Quốc

Đà Lạt

19.

Mai Thái Lĩnh

Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Lạt

20.

Lê Hiếu Đằng

Nguyên Phó Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam; nguyên Tổng Thư ký Uỷ ban Nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn – Gia Định; nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TP. HCM; hiện là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về dân chủ và pháp luật, thuộc Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

21.

Huỳnh Nhật Hải

Cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Ðà Lạt

22.

Huỳnh Nhật Tấn

Cựu Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Ðồng, TP Ðà Lạt

23.

PGS TS Vũ Trọng Khải

TP. HCM

24.

PGS TS Hoàng Dũng

TP. HCM

25.

TS Phan Thị Hoàng Oanh

TP. HCM

 

 

46 nhận xét:

Unknown nói...

các nhà máy khai thác quặng và boxit ở tây nguyên à một vấn đề cần bàn nhưng nếu đưa kiến nghị theo kiểu chủ quan, phi lý như thế này thì tôi ko tán thành. chính phủ và nhà nước việt nam chúng ta là nhà nước của nhân dân vì nhân dân, mọi người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật việt nam. những vấn đề của quốc gia sẽ đưa ra bàn ở quốc hội và được truyền hình trực tiếp trên truyền thông. nếu mọi người có ý kiến hay kiến nghị gì thì trực tiếp đề xuất và cùng nhau đưa ra vấn đề để giải quyết. và bên cạnh đó việc khai thác này là cần thiết cho sự phát triển của đất nước ta trong thời gian này. đất nước muốn chuyển mình thì cần phải có nền công nghiệp ổn định mà một trong những yếu tố đó là vấn đề khoáng sản quặng sắt, quặng nhôm cho nền công nghiệp này.

lúc 21:38 18 tháng 3, 2013
Unknown nói...

sự phát triển của đất nước chúng ta không thể nào không đẩy mạnh sự phát triển về nền công nghiệp trước được nếu muốn đất nước phát triền thì việc đâu tiên vẫn là tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, vấn đề khai thác quạng và boxit ở tây nguyên cần phải quản lý thật chặt chẽ đám bảo yêu cầu về kí thuật và mội trường chánh để tình hình xấu sảy ra đến khi k khắc phục dc hậu quả. chúng tao khai thác chúng tao sẽ quản lý chứ mấy thằng phản động ko fai dậy chúng tao phải làm j

lúc 22:36 19 tháng 3, 2013
Unknown nói...

lại một danh sách ma nữa mà mấy thằng phản động đưa lên làm tấm bình phong cho việc làm và kích động nhân dân chống lại sự đầu tư và phát triển kinh tế của nhà nước ta. khai thác quạng và boxit ở tây nguyên là một việc cần làm cho sự phát triển của đất nước chúng ta đưa đất nước chúng ta từ đất nước có nền nông nghiệp lên công nghiệp hóa đất nước. chúng tao khai thác chúng tao sẽ quản lý chứ ko fai dậy chúng tao làm j

lúc 04:45 21 tháng 3, 2013
Unknown nói...

Thảm họa hồ bùn đỏ ở Hungary vừa xảy ra đáng là một sự việc để tất cả chính quyền khai thác Bauxite phải lưu tâm và rút ra bài học quý giá, Việt an cũng không phải ngoại lệ. Chính quyền sẽ có những hành động đúng đắn cho nhà máy khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, để nhà máy hoạt động tốt không xảy ra thảm họa mà còn đem lại nguồn lợi lớn mạnh cho sự phát triển của đất nước. Mọi người nên bình tĩnh chứ không phải nghe lời kẻ xấu thay nhau kí vào kiến nghị khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, mà bản danh sách kí tên kia thì có ai dám chắc đó là thật chứ

lúc 04:25 7 tháng 4, 2013
Unknown nói...

Có bao nhiêu bài học về khai thác quặng, khoáng sản rồi, dầu khí, than.... cũng có rất nhiều vụ việc không hay xảy ra, nhà nước ta cần rút ra bài học kinh nghiệm từ những vụ như vậy, chứ cứ đưa tin xấu lên truyền hình liên tục thật sự là buồn lắm

lúc 20:38 8 tháng 4, 2013
Unknown nói...

Nhà nước nên quản lí thật chặt chẽ những dự án như thế này, nước ta là một trong những có được sự ưu đãi của thiên nhiên, hãy biết quý trọng điều đo, nhiều nươc còn không có khoáng sản phải nhập khẩu như Nhật chẳng hạn, đừng để thất thoát nữa

lúc 20:48 8 tháng 4, 2013
Unknown nói...

Đây là thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa rồi mà, muốn phát triển kinh tế cần chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, dịch vụ, nước ta cũng đc nhiều ưu đãi của thiên nhiên vì vậy nên tận dụng điều này, nhà nước cần giải quyết vấn đề này một cách hợp tình , hợp lí

lúc 20:56 11 tháng 4, 2013
Tu Sờ Ty nói...

TÔi cũng không đồng ý với ý kiến của tác giả cho lắm, không nên chỉ vì những thứ cỏn con mà làm mất đi cơ hội để phát triển, chúng ta có thì nên khai thác, chứ để không đó thì cũng như không mà thôi. điều này là tốt

lúc 21:01 11 tháng 4, 2013
Unknown nói...

Trên thế giới đã có những thảm họa đáng tiếc từ việc khai thác beauxit, sản xuất alumina.... Gần đây nhất là thảm họa từ đó chính là thảm họa bùn đỏ. Đó là bài học kinh nghiệm quý giá, cần phải chấp hành nghiêm túc các biện pháp đảm bảo an toàn từ các khâu khai thác, sản xuất để nó không ảnh hưởng đến nhân dân, đến môi trường

lúc 22:40 12 tháng 4, 2013
Unknown nói...

Tăng cường các khu công nghiệp là để đẩy mạnh nền kinh tế của khu vực và của quốc gia, tuy nhiên bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần phải có biện pháp kiểm tra thường xuyên, tích cực về các khâu khai thác, sản xuất, để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, giúp cho nhân dân yên tâm sản xuất hơn.

lúc 22:51 12 tháng 4, 2013
Lộc Ca nói...

Vẫn biết việc này là nguy hiểm, nhưng mà có thêm các nhà máy xí nghiệp, các khu công nghiệp là cũng phát triển thêm về rất nhiều mặt, nhất là thay đổi bộ mặt kinh tế, vì vậy, có thêm các nhà máy xí nghiệp không có gì là không đc cả, vấn đề đặt ra là yêu cầu họ phải chấp hành nghiêm túc các vấn đề về an toàn vệ sinh, từ các khâu khai thác cho đến khâu sản xuất, xuất nhập khẩu...

lúc 07:26 14 tháng 4, 2013
Unknown nói...

Việc xây dựng hay có những công trình, các công ty hay các khu công nghiệp đâu có gì là xấu xa đâu chứ nhỉ, nó góp phần thúc đẩy sự phát triển nhiều mặt mà, trong đó kinh tế cũng đc phát triển đáng kể. Tuy vậy, các cơ quan chức năng cũng nên cần thường xuyên kiểm tra, giám sát các khâu từ khai thác đến sản xuất, chế biến, tránh để các hậu quả đáng tiếc xảy ra như những sự cố từ các nhà máy, khu công nghiệp, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và nhân dân quanh đó.

lúc 08:16 14 tháng 4, 2013
Funny Day nói...

Nếu nó là tâm nguyện của mọi người dân trong toàn đất nước thì các ông việc gì phải mất công để kêu gọi làm gì chứ? Trừ khi nó là suy nghĩ của một bộ phận nhỏ các ông dân chủ chỉ muốn phá hoại chứ chẳng có mục đích xây dựng gì mới phải đi xin chứ ký ủng hộ thôi

lúc 22:26 15 tháng 4, 2013
Unknown nói...

Bản yêu sách của các ông chưa đủ chữ ký giả mạo sao mà giờ vẫn phải đi vận động thế? Với lại nhân dân có phải không có suy nghĩ đâu mà cứ phải mớm lời làm gì. Để cho nhân dân tự quyết định về cuộc sống của họ chứ đừng ép họ phải nghĩ theo các của các ông

lúc 22:43 15 tháng 4, 2013
Unknown nói...

bản danh sách ma không khó khăn gì khi lập một bảng danh sách ma này đâu mấy thằng phản động ạ. khai thác boxit ở tây nguyên là một chiến lược cho sự phát triển của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay. mặc dù biết nó có thể hủy hoại về môi trường ở đó nhưng chúng ta có những biện pháp tránh và khác phục nó. biết rằng hạt nhân là hại nhưng vẫn cần có nhà máy hạt nhân vì đất nước ta chưa có điều kiện và cơ sở vật chất đủ để có thế sản xuật đước nhiều hàng hóa lên cần có những nguồn nag lượng lớn đó cũng như nguyên liệu là quạng boxit

lúc 23:09 20 tháng 4, 2013
Lộc Ca nói...

Mình rất không đồng ý với bai viết này của tác giả đâu nhé, đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đất nước chúng ta ngày càng phát triển hơn, do đó, việc mọc lên các nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp là hết sức bình thường, tuy nhiên, phải yêu cầu các nhà máy xí nghiệp đó đảm bảo an toàn từ khâu khai thác, sản xuất, chế biến... để an toàn cho nhân dân và môi trường xung quanh.

lúc 04:01 24 tháng 4, 2013
Unknown nói...

Xây dựng thêm các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp là việc làm cần thiết để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thế nhưng, đi đôi với nó các cơ quan chức năng cũng cần phải tăng cường kiểm tra, rà soát từ các khâu khai thác, sản xuất chế tạo... để cho môi trường xung quanh, nhân dân xung quanh đc yên tâm phát triển.

lúc 04:52 24 tháng 4, 2013
Unknown nói...

Việc xây dựng các nhà máy để khai thác khoáng sản là điều cần thiết trong giai đoạn nước ta đang cần nguồn lực đầu tư từ nước ngoài. Tuy nhiên đi đôi với việc thu hút vốn đầu tư xây dựng các nhà máy thì cơ quan chức nang cũng cần chú ý tới vấn đề môi trường sống, vấn đề dân sinh đảm bảo việc phát triển bền vững hài hòa giữa các yếu tố và lợi ích

lúc 02:33 28 tháng 4, 2013
Unknown nói...

Dự án boxit ở tây nguyên cần phải triển khai là đúng, bởi vì chúng ta cần tranh thủ nguồn lực từ quốc tế đê phục vụ việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên chúng ta cũng cần quan tâm tới tác động của chúng tới môi trường. Còn những ai lợi dụng việc đó mà xuyên tạc với ý đồ xấu thì chúng ta cần giải thích cho họ hiểu về tác dụng của nhà máy

lúc 02:45 28 tháng 4, 2013
Unknown nói...

tôi không hiểu tại sao mà các bác lại đi lấy một cái ví dụ như thế mà áp dụng vào nước ta dễ dàng như thế được, tuy có những nét giống nhưng trên thực tế lại khác hoàn toàn, vì không gian cũng như địa hình tự nhiên là hoàn toàn khác hẳn, điều kiện của nước ta khác so với bungary nên muốn so sánh thì phải tìm một dẫn chứng có lý hơn

lúc 20:42 29 tháng 4, 2013
Unknown nói...

Tiềm năng khoáng sản bauxite ở Tây Nguyên là rất lớn, dự án khai thác bauxite là một dự án lớn của quốc gia, nhất là đang trong giai đoạn thử nghiệm nên cần phải tính toán thật kỹ lưỡng.
Dự án này không thể nói là làm ngay được mà phải thận trọng bởi nó không chỉ liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế chung của cả khu vực Tây Nguyên mà còn liên quan đến vấn đề môi trường, an ninh – quốc phòng của quốc gia

lúc 20:47 29 tháng 4, 2013
Việt Nam Siêu Cường nói...

Khi trình dự án khai thác bauxite ra Quốc hội để xin ý kiến, Chính phủ đã ‘xé nhỏ’ quy mô dự án, chỉ đưa ra hai dự án nhỏ là dự án khai thác bauxite Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông) mà không hề tính toán đến các yếu tố liên quan và cần thiết khác để phục vụ cho dự án như cơ sở hạ tầng, đường giao thông, cầu cảng, rồi vận chuyển đi đâu, bằng cách nào,… đây là một thiếu sót lớn.

lúc 20:48 29 tháng 4, 2013
Super Mario nói...

Cách làm của Chính phủ là thu nhỏ dự án khai thác bauxite (trên thực tế thì có quy mô và nguồn vốn đầu tư rất lớn) đến mức có thể để không phải đưa ra trình Quốc hội và để tự mình có thể toàn quyền quyết định. Tuy nhiên, khi quyết định cho triển khai dự án này, Chính phủ lại không lường trước được những vấn đề nảy sinh sau đó

lúc 20:50 29 tháng 4, 2013
Unknown nói...

Việc triển khai dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên cũng tương tự như việc chúng ta đã cưỡi lên lưng hổ. Từ trước đến nay, cả Chính phủ lẫn doanh nghiệp (cụ thể là Vinacomin) đều cho rằng bây giờ chưa lãi nhưng sau sẽ có lãi. Nhưng đây vẫn là lời hứa không được ai đảm bảo.

lúc 20:51 29 tháng 4, 2013
Unknown nói...

Cho đến bây giờ, vấn đề an toàn môi trường khi triển khai dự án khai thác bauxite ở Tân Rai và Nhân Cơ có được đảm bảo hay không vẫn còn là một ẩn số, chưa có gì là chắc chắn cả. Bài học từ thảm họa vỡ đập chứa bùn đỏ ở Hungary vẫn còn đó như một lời cảnh tỉnh. tuy nhiên không thế kiến nghị một cách bừa bãi thế này được

lúc 20:53 29 tháng 4, 2013
Unknown nói...

Vừa qua, đại diện của Tập đoàn Vinacomin cho rằng: hiện tại với giá xuất khẩu 340 USD/tấn theo kết quả đàm phán mới đây thì Vinacomin vẫn chưa có lãi, nếu điều kiện thuận lợi thì sang năm 2014 việc xuất khẩu alumin mới bắt đầu có lãi. Theo tôi, đây là sự thanh minh thiếu tính thuyết phục. không thể nói chung chung thế được

lúc 20:54 29 tháng 4, 2013
Sẻ đệ nói...

Hiện tại, ngay cả việc alumin còn chưa biết bán cho ai, xuất khẩu đi đâu, doanh nghiệp cũng mới chỉ cho biết là alumin sau khi được làm ra thì ‘sẽ xuất khẩu’ và ‘một phần alumin sẽ bán cho Trung Quốc’, tất cả còn rất mơ hồ, không có gì là cụ thể và bảo đảm cả. Ngay cả dự án tận dụng bùn đỏ để chế biến, sản xuất thành thép cũng mới chỉ là dự án trên giấy tờ, thiếu tính khả dụng

lúc 21:08 29 tháng 4, 2013
Ghost AFK nói...

Cần thiết phải đưa dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên ra thảo luận công khai trước Quốc hội để lấy ý kiến và để Quốc hội có một quyết định sáng suốt hơn về vấn đề này. Dự án khai thác bauxite không đem lại hiệu quả kinh tế thì nên dừng lại, do đó không nên có cái kiểu đơn kiến nghị kiểu này

lúc 21:12 29 tháng 4, 2013
Biển Đông Dậy Sóng nói...

ngay khi dự án bauxite tại Tây Nguyên hình thành đã có nhiều ý kiến, kiến nghị về phương án kỹ thuật, hiệu quả kinh tế, tính khả thi của dự án. Ngoài ra, Văn phòng Quốc hội cũng cho rằng sau khi Thủ tướng đồng ý tạm dừng đầu tư xây dựng cảng Kê Gà, dư luận có nhiều ý kiến đề nghị xem lại hiệu quả tổng thể về kinh tế, xã hội gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng của các dự án bauxite đang triển khai.

lúc 22:11 29 tháng 4, 2013
Unknown nói...

Vẫn biết có thêm các nhà máy công nghiệp thì bên cạnh những lợi ích mà nó đem lại như đẩy mạnh phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người dân... nhưng bên cạnh đó, vẫn có các nguy cơ luôn cận kề là gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nhân dân xung quanh. Chính vì thế, yêu cầu đưa ra ở đây là các cơ quan chức năng và nhân dân cần phối hợp kiểm tra giám sát để phát hiện kịp thời những sai phạm, xử lí khắc phục kịp thời, tránh để hậu quả lớn xảy ra.

lúc 18:49 7 tháng 5, 2013
Unknown nói...

Có thêm nhà máy thì đã làm sao chứ, cứ thử xem các nước phát triển trên thế giới xem, có nước nào phát triển mà không có nhiều các nhà máy, các xí nghiệp không chứ. Nhất là khi nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì việc làm xây dựng thêm nhiều nhà máy là việc làm cần thiết, thế nhưng vẫn phải đảm bảo các quy định về an toàn, giữ vệ sinh môi trường.

lúc 19:13 7 tháng 5, 2013
Unknown nói...

Xây thêm nhà máy đi, xây thêm nhiều nhà máy nữa đi, mình ủng hộ nhiệt tình, cứ xây thêm đi, ắt hẳn sẽ có thêm rất nhiều thứ đẩy mạnh phát triển theo đó, kinh tế, việc làm.... từ đó chất lược cuộc sống sẽ đc nâng cao lên đó, luôn giám sát các khâu hoạt động của nhà máy để đảm bảo an toàn là đc.

lúc 19:30 7 tháng 5, 2013
Lộc Ca nói...

Tiềm năng khoáng sản bauxite ở Tây Nguyên là rất lớn, cần có những dự án như thế này để đẩy mạnh kinh tế nhà nước ta, bên cạnh đó cũng cần đảm bảo an toàn tất cả các khâu, từ khai thác, chế biến, sản xuất và xuất khẩu. Có như thế, chúng ta mới có thể phát triển bền vững đc, môi trường cũng đc đảm bảo hơn.

lúc 19:34 7 tháng 5, 2013
Unknown nói...

Nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nên việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp là việc hết sức cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cần phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn cả về con người, và môi trường xung quanh, để việc hoạt động của nhà máy thêm bền vững, phát triển bền lâu.

lúc 07:18 11 tháng 6, 2013
Unknown nói...

Muốn phát triển kinh tế thì tất yếu cần các dự án như thế song cũng cần có những chủ trương chính sách hợp lý và đặc biệt phải tính toán được các trường hợp rủi ro. Bài học xương máu của những nước công nghiệp bị vỡ bể quặng vẫn còn đó. Thực sự cần quan tâm nhiều hơn và cần tìm biện pháp thích hợp tránh rủi ro cao nhất.

lúc 06:58 15 tháng 7, 2013
Unknown nói...

Vẫn biết, việc có dự án cho khai thác bauxite ở Tây nguyên là việc làm nguy hiểm, bởi nếu không may, thì sự cố bùn đỏ sẽ tràn ngập Tây nguyên mất. Nhưng khai thác để đẩy mạnh nền kinh tế của nước ta vào giai đoạn này là rất cần thiết. Do đó, yêu cầu cấp thiết là phải đẩy mạnh các khâu kiểm tra hoạt động nhà máy, có vậy chúng ta mới yên tâm được

lúc 04:01 10 tháng 8, 2013
Unknown nói...

Nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, để thực hiện điều đó thì thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng là một yêu cầu tất yếu. Vậy dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên vẫn triển khai bình thường được, chúng ta cần gắt gao kiểm tra các công đoạn khai thác, sản xuất chế biến, để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

lúc 04:04 10 tháng 8, 2013
IT nói...

Sự đẩy mạnh và phát triển của đất nước chúng ta không thể nào không đẩy mạnh sự phát triển về nền công nghiệp trước được nếu muốn đất nước phát triền thì việc đâu tiên vẫn là tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, vấn đề khai thác quạng và boxit ở tây nguyên cần phải quản lý thật chặt chẽ đám bảo yêu cầu về kí thuật và mội trường chánh để tình hình xấu sảy ra đến khi không khắc phục được hậu quả.

lúc 01:55 29 tháng 10, 2013
Foreverlove nói...

Thực sự thì tôii cũng không đồng ý với ý kiến của tác giả cho lắm, không nên chỉ vì những thứ cỏn con mà làm mất đi cơ hội để phát triển, chúng ta có thì nên khai thác, chứ để không đó thì cũng như không mà thôi. điều này là tốt , quan trọng là chúng ta phải làm sao cho nó có hiệu quả mới được!!

lúc 02:55 29 tháng 10, 2013
Unknown nói...

Xây dựng các nhà máy để khai thác khoáng sản là điều cần thiết,chúng ta cần tranh thủ nguồn lực từ quốc tế đê phục vụ việc phát triển kinh tế.Dự án này không thể nói là làm ngay được mà phải thận trọng bởi nó không chỉ liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế chung của cả khu vực Tây Nguyên mà còn liên quan đến vấn đề môi trường, an ninh – quốc phòng của quốc gia

lúc 08:36 26 tháng 1, 2014
Unknown nói...

Nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì việc làm xây dựng thêm nhiều nhà máy là việc làm cần thiết.Có nhiều người lo ngại về vấn đề môi trường thì chúng ta sẽ gắt gao kiểm tra các công đoạn khai thác, sản xuất chế biến, để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Có như thế thì đất nước mới phát triển được, chứ cứ bàn lùi thế thì lúc nào mới tiến bộ được.

lúc 08:42 26 tháng 1, 2014
Unknown nói...

Đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đất nước chúng ta ngày càng phát triển hơn, do đó, việc mọc lên các nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp là hết sức bình thường. Chỉ cần chúng ta tăng cường trong khâu kiểm tra giám sát để đảm bảo tốt những vấn đề môi trường, an ninh... là được mà. Tôi nghĩ có một số người có cái nhìn hơi phiếm diện .

lúc 08:48 26 tháng 1, 2014
Unknown nói...

Vẫn có các nguy cơ luôn cận kề là gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nhân dân xung quanh nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không dám làm. Thay vì ngồi lo sợ thì tôi nghĩ chúng ta hãy nghĩ cách làm sao mà vừa xây dựng nhà máy và vẫn khắc phục được những vấn đề môi trường, an toàn... Để đất nước phát triển thì chúng ta cần đoàn kết nhất trí hơn, phải đồng sức đồng lòng.

lúc 08:53 26 tháng 1, 2014
Unknown nói...

Những khai thác để đẩy mạnh nền kinh tế của nước ta vào giai đoạn này là rất cần thiết.Muốn phát triển kinh tế thì tất yếu cần các dự án như thế song cũng cần có những chủ trương chính sách hợp lý và đặc biệt phải tính toán được các trường hợp rủi ro. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cần phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn cả về con người, và môi trường xung quanh, để việc hoạt động của nhà máy thêm bền vững, phát triển bền lâu.

lúc 08:56 26 tháng 1, 2014
Moon Sun nói...

Vấn đề khai thác quạng và boxit ở tây nguyên cần phải quản lý thật chặt chẽ đám bảo yêu cầu về kí thuật và mội trường chánh để tình hình xấu sảy ra đến khi k khắc phục dc hậu quả.Đây là thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa rồi mà, muốn phát triển kinh tế cần chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, dịch vụ, nước ta cũng đc nhiều ưu đãi của thiên nhiên vì vậy nên tận dụng điều này, nhà nước cần giải quyết vấn đề này một cách hợp tình , hợp lí

lúc 09:00 26 tháng 1, 2014
Unknown nói...

Vấn đề an toàn môi trường khi triển khai dự án khai thác bauxite ở Tân Rai và Nhân Cơ có được đảm bảo hay không vẫn còn là một ẩn số, chưa có gì là chắc chắn cả Nhưng đất nước muốn chuyển mình thì cần phải có nền công nghiệp ổn định mà một trong những yếu tố đó là vấn đề khoáng sản quặng sắt, quặng nhôm cho nền công nghiệp này. Tôi nghĩ chúng ta nên có những đóng góp tích cực hơn, mang tính chất xây dựng hơn.

lúc 08:24 27 tháng 1, 2014

Đăng nhận xét